Những điểm kế thừa và phản biện lại thuyết kiến tạo 1 Về quan niệm lý thuyết

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 43 - 44)

2.4.5.1. Về quan niệm lý thuyết

Thuyết kiến tạo nhấn mạnh đến kiến tạo luận xã hội với những sự lưu ý rằng cái thực tại xã hội được hiểu là những sự kiến tạo mang tính lịch sử và tính thường ngày của các tác động cá nhân và tập thể. Sự kiến tạo này được hiểu theo nghĩa quá trình lẫn kết quả. Đối với các nhà kiến tạo luận, tính lịch sử là một khái niệm rất quan trọng bao gồm ba nội dung: thế giới xã hội được kiến tạo bắt đầu từ sự kiến tạo đã có trước trong quá khứ. Đúng như Mác từng nói đại ý: con người làm ra lịch sử của chính mình nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện với điều kiện tự chọn cho mình mà là những điều

kiện trực tiếp có trước mắt đã cho sẵn do quá khứ để lại. Các hình thái xã hội quá khứ được tái sản sinh, thích ứng, chuyển dịch, chuyển hóa trong khi đó những hình thức mới được sáng tạo ra trong hành động và trong tương quan giữa các tác nhân trong đời sống hàng ngày. Cái di sản quá khứ ấy và hoạt động hàng ngày ấy mở ra một lĩnh vực của những điều có thể có trong tương lai.

Tuy nhiên luận điểm về tính xã hội của tri thức đã vô tình khuôn nó đồng nhất với kinh nghiệm. Tri thức cần phải hiểu là những nhận định khách quan được thừa nhận của giới nghiên cứu khoa học và sự tán thành của đại chúng xã hội. Thuyết kiến tạo không thừa nhận tính bất biến của tri thức như một thứ giáo điều hay chân lý tuyệt đối. Bởi tri thức đang vận động trong bối cảnh luôn được xét lại và điều chỉnh bổ sung nên tri thức mới sẽ xuất hiện được phân biệt giữa tri thức nền và tri thức ưu việt hàm chứa nhiều chân lý được tin cậy hơn giúp con người hiểu đúng hơn về hiện thực thế giới.

Điều này rất quan trọng vì nó khẳng định năng lực của học sinh phải bắt nguồn và gắn thường xuyên với kiến thức và hành động học qua kỹ năng, tư duy, kỹ năng sống và siêu nhận thức ở HS.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 43 - 44)