Tự sự học hiện đại là một khoa học liên ngành văn hóa rất thích hợp để nghiên cứu một loại thể ra đời muộn hơn thơ trữ tình và kịch nên thi pháp cấu trúc VBTS cần phải hấp thu những gì hiện đại về truyện kể hay văn xuôi tự sự.
Cấu trúc luận hiện đại với những tài năng rực rỡ châu tuần ở Pháp như L. Straus, R. Barthers, J. Lacan và đáng kể hơn là F. Jullien, R. Jakobson, J. Derrida, M. Foucault, A. Grillet.
J. Lyotrard, P.Ricoeur, Todorov đã bàn trực diện đến tác phẩm văn xuôi tự sự theo hướng thi pháp cấu trúc. Dĩ nhiên trong công trình nghiên cứu của họ có bóng dáng tư tưởng sơ khai từ những tiền bối như F. Saussure, V. Propp.
Tự sự học hiện đại là một nhánh của thi pháp học hiện đại với những đóng góp mới về thi pháp cấu trúc của M. Bakhtin, R. Jakobson, M. Kundera, J. Culler, I. Lotmann và V. Voloshinov.
Để phù hợp với đầu nguồn thi pháp học và cái mới của cấu trúc luận chúng tôi chọn ưu tiên nội dung lý luận có thể kết nối với thi pháp cấu trúc thể loại của tác phẩm tự sự được hiểu như là “nghệ thuật tự sự” (Đặng Anh Đào, Trần Đăng Suyền), như
“phương thức tự sự” (Đỗ Hồng Kỳ), như “mô hình tự sự” (Trần Đình Sử), như “hình thức tự sự” (Đào Duy Hiệp). Đây chỉ là sự tương đương không triệt để về thuật ngữ
nhưng có sự bổ sung các khía cạnh cho những cách gọi tên này. “Hướng vào cấu trúc
bên trong của tác phẩm tự sự không phải nhằm cái điều chúng ta có thể biết cái gì mà là làm thế nào để chúng ta có thể biết những điều chúng ta có thể biết. Đó là cái lẽ tồn tại của thi pháp cấu trúc hay là hình thức nghệ thuật của truyện kể. Đồng thời việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc”
[131; tr. 11].
“Hình thức tự sự” được hiểu như là sự chú trọng vào giá trị nội dung của hình
thức hoặc là sự chuyển hóa nội dung vào hình thức. Hình thức tự sự mang tính nghệ thuật này có thể hiểu là đặc trưng thể loại của tác phẩm tự sự đáng tin cậy để sử dụng
“thể loại như một mô hình đọc” vì thể loại có vai trò môi giới giữa tác phẩm và người
đọc. Sự phát triển lý thuyết thể loại có sự tác động của “chân trời đón đợi” của người
đọc. Vả lại sự “cụ thể hóa tác phẩm” bằng hành động đọc không tách rời những quy tắc thể loại gợi mở cho người đọc lựa chọn có giới hạn một số “hình thức tự sự”, “mô
hình tự sự”, “nghệ thuật tự sự” trong tác phẩm để họ cụ thể hóa tác phẩm bằng những
dự liệu trước trong đọc hiểu.
Thi pháp thể loại là cái gốc để sáng tạo thi pháp cấu trúc tác phẩm cụ thể với những cách nhìn mới tương ứng với những tri thức và năng lực đọc hiểu nhằm khai thác sâu rộng hơn về ý nghĩa đích thực và thỏa đáng cũng như giá trị tư tưởng nghệ thuật cần lý giải, biện minh có căn cứ về bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể lịch sử. Điều đó cũng phù hợp với lý thuyết kiến tạo xã hội.