Dự đoán của tô

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 77 - 80)

-Chí Phèo sẽ đi đâu?

Làm gì? Vì sao?

-Thị Nở nghe lời bà cô, sang nhà Chí trút tất cả giận dữ và ra về.

-Chí Phèo chạy theo nắm tay thị, nhưng bị thị gạt ra, giúi cho một cái lăn khoèo xuống sân. -Chí Phèo uống rượu, càng uống càng tỉnh, hắn ôm mặt khóc rưng rức.

-Chí uống đến say mềm rồi ra đi với một con dao ở thắt lưng, mồm lảm nhảm: “Tao phải đâm chết nó! Tao phải đâm chết nó!”…

Mọi sự suy luận đều có những cơ sở, “đầu mối” nhất định được gợi ra bắt đầu từ văn bản. Với tư cách là “một cỗ máy sinh nghĩa” (Lotman), nghĩa của văn bản được nảy sinh trong quá trình thâm nhập, tương tác, suy luận và thương lượng giữa các nhân tố: văn bản - người đọc - bối cảnh đọc. Văn bản là hệ thống kí hiệu văn hóa, vì thế hoạt động của hệ thống kí hiệu này luôn luôn tiềm tàng các khả năng cái biểu đạt thể hiện cái được biểu đạt, cái được biểu đạt lại trở thành cái biểu đạt để biểu đạt một cái được biểu đạt khác…

Người đọc là một “hệ thống mở”, với những từng cá nhân khác nhau cũng như các thế hệ độc giả khác nhau, có vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm đọc khác nhau, tiềm tàng những khả năng liên tưởng và lý giải khác nhau khi suy luận. Bối cảnh đọc cũng luôn luôn mở về phía tương lai. Tất cả những điều này tạo ra tiềm năng suy luận vô cùng phong phú của sáng tác văn chương nói chung và VBTS nói riêng. Nội dung cần suy luận cũng hết sức đa dạng. Có thể là về nhân vật, bối cảnh, về tác giả,…

Nếu điểm tựa bắt đầu của hoạt động suy luận nơi người đọc là các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản thì điểm kết nối thứ hai sẽ là kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm thẩm mĩ và các vấn đề nổi lên trong bối cảnh mà từ đó hoạt động đọc diễn ra (hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp). Thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp người đọc từng bước cắt nghĩa các yếu tố của văn bản trong mối quan hệ với chỉnh thể nghệ thuật, hoàn thành quá trình kiến tạo ý nghĩa của VBTS với bản thân. Đây cũng chính là quá trình trải nghiệm thế giới nghệ thuật của văn bản, kiểm soát các phán đoán mà độc giả đặt ra trong quá trình tìm hiểu sâu vào VBTS.

Từ việc hiểu bản chất của hoạt động đọc suy luận, có thể thấy, hệ thống các nhiệm vụ suy luận cần hướng dẫn người đọc “tựa” vào một trong hai điểm - các đầu mối trong văn bản hoặc các trải nghiệm đọc, vốn sống của học sinh để họ cắt nghĩa các chi tiết nghệ thuật.

Dưới đây là ví dụ GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Trong phiếu học tập này GV hướng dẫn HS suy luận để khám phá, cắt nghĩa, khắc họa một điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm. Bắt đầu từ các chi tiết đầu mối trong văn bản như: chi tiết miêu tả không gian, thời gian cho chữ, chi tiết thể hiện nhân vật Huấn Cao, lời khuyên của ông.

Hoạt động đọc suy luận của HS được thúc đẩy để phát hiện cảm xúc đang diễn ra trong lòng ông Huấn ở khoảnh khắc đặc biệt này. Ông như dồn tất cả tâm huyết của mình vào mỗi nét chữ được viết xuống trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Chữ ấy là di nguyện của cuộc đời ông. Giây phút sáng tạo thăng hoa của người nghệ sĩ khiến cả người xin và người cho như nhập vào một vùng không gian thật đặc biệt. Khoảnh khắc ấy không còn nhà tù, không còn pháp trường, không còn quản ngục và tù nhân. Chỉ có những tâm hồn khát khao và nâng niu cái đẹp đang cùng rung lên tiếng tri âm.

Phía sau lời khuyên đầy tâm huyết Huấn Cao dành cho viên quan coi ngục là suy nghĩ, tâm niệm của ông về cái đẹp và về việc thụ hưởng cái đẹp trong đời. Cái đẹp

có thể được sinh ra từ nơi tối tăm, hôi hám, từ chốn nhà tù cường quyền bạo lực. Nhưng như đóa sen thanh khiết, cái đẹp không chịu chấp nhận sống chung với cái xấu, cái ác. Muốn cảm nhận cái đẹp con người cần giữ cho mình một tâm hồn thanh sạch. Một người không giữ được căn cốt thiện lương, để “nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi” thì không có tư cách để sở hữu và thụ hưởng cái đẹp. Một quan niệm như thế đã nhìn cái đẹp trong mối quan hệ Chân, Thiện, Mỹ không thể tách rời. Trên tất cả những điều đó, hoạt động đọc suy luận đã giúp học sinh cảm nhận, hữu hình hóa được ấn tượng về “Chữ” - bức tranh nghệ thuật cuối cùng mà Huấn Cao để lại cho đời.

Văn bản không nói rõ chữ Huấn Cao dành cho viên quản ngục là chữ gì, chỉ biết đó là những nét chữ đang được dậm tô trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mặt ván. Chỉ biết trong cảm nhận của chính người sáng tạo đó là những nét chữ “vuông, tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Chỉ biết chữ ấy được viết từ thoi mực thật tốt, thật thơm, mùi thơm của chậu mực, của nhân cách con người gửi gắm trong nét chữ át cả cái hôi hám bẩn thỉu của nhà giam, biến ngục tù trở thành thư phòng, thư sảnh. Chỉ biết chữ ấy có sức mạnh kì diệu đủ sức hoán đổi tình thế, “thay bậc đổi ngôi”, kẻ tử tù trở thành đấng bậc quyền năng, người đại diện cho trật tự xã hội trở nên “khúm núm, run run” “nghẹn ngào bái lĩnh”. Chỉ biết chữ ấy đủ hứa hẹn một cuộc đời sẽ đổi thay, một nhân cách sẽ được cứu chuộc,… Chữ ấy là cái Tâm đầy đặn, ân tình thiết tha trước cuộc đời của nghệ sĩ Huấn Cao. Chữ ấy là sự thăng hoa của tài năng, tấm lòng và nhân cách Huấn Cao. Chữ ấy là sự bất tử hóa một cuộc đời, một tâm nguyện, một khát vọng,… (Xem phiếu học tập ở trang sau).

Một ví dụ khác về đọc suy luận là hoạt động hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện, “nhãn tự” của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Phiếu học tập bắt đầu bằng các chi tiết thể hiện cảm nhận của hai đứa trẻ về hình ảnh chuyến tàu: “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, khác hẳn ngọn đèn con của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu…”.

Đây sẽ là điểm tựa để gợi mở các suy luận, giúp HS nhận ra sự “khác hẳn”, khác đến tuyệt đối, khác đến thèm muốn say mê của thế giới mà con tàu đem lai so với phố huyện chúng đang sống. Con tàu vì thế vừa thức dậy quá khứ hạnh phúc, tràn trề ánh sáng và niềm vui, vừa gửi gắm tương lai khắc khoải của hai đứa trẻ, đã chạy thẳng từ trái tim trắc ẩn của Thạch Lam đến cùng trang sách. (Xem phiếu học tập ở trang sau)

1.Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian nào? Có gì bất thường?

2. Người cho chữ là ai? Hiện lên như thế nào? Cảm xúc trong lòng người đó khi cho chữ?

4.Hãy trình bày những cảm nhận của em về “Chữ” – tác phẩm nghệ thuật của Huấn Cao (Nội dung của “Chữ” có thể là về điều gì? “Chữ “có vẻ đẹp bên ngoài và thần thái bên trong thế nào? “Chữ” có sức mạnh kì diệu ra sao?)

Lời khuyên đó gửi gắm quan niệm như thế nào về cái đẹp và việc thưởng thức cái đẹp?

3.Người cho chữ khuyên điều gì?

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w