Những đóng góp của J.Piaget cho thuyết kiến tạo

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 41 - 42)

J. Piaget là người đặt nền móng cho tâm lý học phát triển trí tuệ. Trong đó, nổi bật nhất là vấn đề nhận thức. Quan điểm của ông cho rằng cấu trúc nhận thức không có tính di truyền bẩm sinh mà là quá trình nhận thức của con người được phát triển trong lịch sử nhân loại. Sự phát triển trí tuệ ấy được mặc định bởi hai quá trình tương hỗ cho nhau mà ông gọi là sự đồng hóa làm cho cái khác giống hay phù hợp với bản thân về quan niệm và mục đích nhận thức.

Đồng hóa là quy trình chủ thể tiếp thu thông tin mới của đối tượng hiện thực mà bản thân chưa hiểu biết thành của mình với sự trợ giúp về tri thức và kỹ năng đã có để xử lý thông tin đó nhằm bổ sung tri thức mới bằng phương thức tư duy đã từng sử dụng.

Quá trình thứ hai của năng lực nhận thức để phát triển tri thức gọi là điều ứng. Điều ứng là quá trình chủ thể thích nghi với yêu cầu của môi trường học tập và xã hội hiện tại mà con người cần biến đổi nhận thức của mình khi nhận ra hiểu biết hiện thời là chưa đầy đủ.

Khi chủ thể xây dựng tri thức mới, họ phải tổ chức, sắp xếp, liên kết tri thức mới với kiến thức đã có, hiện có để tạo nên hệ thống tổng thể nhằm sử dụng nó có hiệu quả hơn trong học tập bằng cách người học phải thực hiện sự cân bằng giữa hai quá trình đồng hóa và điều ứng. Lúc người học gặp trở ngại bởi thông tin mới để cấu tạo thành tri thức mới thì sự mất cân bằng xuất hiện cho tới khi có sự thích nghi cần thiết để cân bằng.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 41 - 42)