Ước mơ của mình, Xi mông bé bỏng!

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 100 - 103)

……………… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……….

1.Ước mơ của mình – cô bé bán diêm!

……………… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… 5.Chúng mình đang trên hành trình “chuyến tàu mơ ước”. Chúng mình muốn gửi lời cảm ơn tới………. ...

Bởi vì………

Xi -mông bé bỏng !

Chúng mình là “Hai đứa trẻ”! Tưởng tượng em có cuộc gặp gỡ với các nhân vật văn học dưới đây khi họ đang trên chuyến tàu ước mơ.

a)Em hãy hỏi xem ước mơ của mỗi nhân vật là gì?

b)Tất cả các nhân vật muốn gửi lời cảm ơn đến ai? Vì sao?

MÀU CA ƯỚC MƠ

PHIẾU HỌC TẬP

đ. Sân khấu hóa tác phẩm

Sân khấu hóa tác phẩm là hoạt động bạn đọc hợp tác để chuyển thể VBTS thành một kịch bản và thực hiện tập luyện diễn xuất, biểu diễn theo kịch bản đã xây dựng. Hoạt động sân khấu hóa tác phẩm cũng chính là một quá trình đồng sáng tạo của bạn đọc HS. Đây là thể cách một “cộng đồng lí giải” lớp học “cắt nghĩa” về văn bản và biểu thị sự cắt nghĩa đó qua phương diện kịch bản cùng diễn xuất của các “diễn viên” trên sân khấu lớp học. Việc sân khấu hóa có thể được thực hiện với toàn bộ tác phẩm hoặc một vài cảnh đặc biệt là những điểm sáng thẩm mĩ của sáng tác đó. Hoạt động này đòi hỏi cần có nhiều thời gian, sự đầu tư công sức và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên để tạo ra một sản phẩm chung. Đó cũng là thể cách “trả tác phẩm về cho HS” như nhiều trường phổ thông đã thực hiện. Để có thể thực hiện được việc sân khấu hóa tác phẩm HS cần phải:

- Chuyển thể được tác phẩm sang kịch bản. - Tiến hành phân vai, tập luyện theo kịch bản. - Tổ chức biểu diễn và đánh giá.

Căn cứ vào điều kiện dạy học cụ thể mà các hoạt động trên có thể được “đảo ngược” ở mức độ nhất định hay tổ chức toàn bộ thành dự án thực hiện bên ngoài lớp học và chuyển sản phẩm được ghi hình về địa chỉ chung của lớp. Chẳng hạn, GV có thể giao cho HS thực hiện 2 nhiệm vụ đầu tiên ngoài không gian giờ học. Người dạy giám sát hoạt động đó qua quá trình báo cáo sản phẩm từng bước của HS, sửa chữa kịch bản để đảm bảo vở kịch thể hiện đúng thông điệp ý nghĩa của tác phẩm. GV tính toán dành thời gian trên lớp để các nhóm HS trình diễn vở kịch họ đã tập luyện trên sân khấu lớp học. Về việc dựng cảnh, tiếng động, âm thanh, HS có thể dựa thêm vào sự hỗ trợ của màn hình trình chiếu hiện đã là một phương tiện dạy học phổ biến ở các trường phổ thông. Dưới đây là một ví dụ HS có thể xây dựng kịch bản cho đoạn kết của truyện ngắn “Chí Phèo” như sau:

ĐI ĐÒI LƯƠNG THIỆN

Cảnh Chí Phèo trên đường đi đến nhà Bá Kiến sau khi bị thị Nở phụ tình. Chí Phèo trong bộ dạng đầu trọc lóc, bước đi xiêu vẹo, tay xách con dao, miệng lảm nhảm.

-CHÍ PHÈO: Con Nở kia, sao mày bỏ ông? Tao phải giết nó! Tao phải giết nó! Cái con khọm già, sao mày ngăn cản chúng ông? …

Tao sẽ đi đến nhà con đĩ Nở. Tao sẽ đến nhà nó. Nhà cái con khọm già ấy. Tao thách nó cấm đấy. Dao đây. Tao sẽ hỏi tội cả nhà nó. Tao sẽ đâm chết cả nhà nó. Xem nó còn dám cấm đoán nữa không. Chúng mày làm khổ ông. Chúng mày làm ông đau đớn. Tại sao? Tại sao? Tại sao chúng mày lại về hùa với nhau hắt hủi ông?

Tao sẽ … Tao sẽ…. Nhà con khọm già ấy….

Cảnh nhà Bá Kiến. Cụ Bá đang nằm trên sập nghỉ trưa. Một tay xoa bóp đầu, đổi tư thế nằm liên tục, tay kia phe phẩy quạt.

-BÁ KIẾN: Đi đâu mà lâu thế không biết? Cái bà tư này. Đi lâu thế, không biết rằng đi đâu? Sao bà ấy còn trẻ quá! Gần bốn mươi tuổi rồi mà trông cứ còn phây phây ra. Mình thì đã ngoài sáu mươi. Già rồi.Yếu quá! Nghĩ mà chua xót. Giá bà

ấy cũng già quách đi cho xong. Đằng này lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngoài hai mươi tuổi. Mà sao đa tình. Nhìn thích. Nhưng mà tức. Khác gì nhai miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hết răng. Mắt ấy, miệng ấy sao mà đĩ thế. Hơi một tí thì cười toe toét, tít cả mắt lại, má thì hây hây. Bọn trai trẻ thì cứ bu vào. Phải tay ông, ông cho chúng mày đi ở tù hết. Tí tởn à? Có nhớ thằng Chí Phèo không? Bóp chân à? Cho đi ở tù tuốt.

Chí Phèo bước vào, giọng lè nhè:

-CHÍ PHÈO: Chào cụ Bá! Chào …cụ …. Bá…!

-BÁ KIẾN : Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

(ném bẹt năm hào xuống đất, trước mặt Chí) Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

-CHÍ PHÈO (trợn mắt, chỉ vào mặt cụ Bá): Tao không đến đây xin năm hào -BÁ KIẾN (dịu giọng): Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

-CHÍ PHÈO (vênh cái mặt lên rất là kiêu ngạo): Tao đã bảo là tao không đòi tiền. - BÁ KIẾN (ngạc nhiên): Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì?

-CHÍ PHÈO (nói to, dõng dạc): Tao muốn làm người lương thiện

-BÁ KIẾN (cười ha hả): Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

-CHÍ PHÈO (lắc đầu, tiến sát gần lại Bá Kiến, giọng gằn lên, vừa căm giận, vừa

đau đớn): Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được

những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách… biết không!... Chỉ có một cách là… cái này (rút

dao ra, bất thần xông vào, vừa đâm túi bụi Bá Kiến vừa kêu lên): Biết không! Tao

muốn làm người lương thiện! Mày, chính mày… Mày phải đền tội. Ối làng nước ôi! Thằng Bá Kiến nó đâm chết tôi! Thằng Bá Kiến nó đâm chết tôi! Ối làng nước ôi! (đâm chết Bá Kiến. Rút dao tự sát) Ối… làng… nước…ôi! Máu! Máu! (giãy

đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt trợn ngược, mồm ngáp ngáp, muốn nói điều gì đó nhưng không ra tiếng).

Màn hạ

Khi đã có kịch bản như trên, HS tiến hành tập luyện và tổ chức biểu diễn lúc học cảnh Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát. Sau khi HS biểu diễn xong, GV có thể tổ chức để HS thảo luận, phân tích nỗi đau đớn và hành động vùng lên manh động lấy máu rửa thù của Chí Phèo, cắt nghĩa về nguyên nhân của hành động,… Từ đó HS nhận xét xem vở diễn có lột tả được cao trào của mâu thuẫn xung đột không, có thể hiện được nỗi đau đớn, tuyệt vọng và sự quyết liệt manh động của Chí Phèo không, thể hiện ở mức độ nào,… Hành động kịch nào người nhập vai cảm thấy hài lòng nhất hoặc hành động nào nếu cho biểu diễn lại thì họ sẽ có thay đổi, điều chỉnh để biểu đạt nội tâm nhân vật tốt hơn… Đây chính là quá trình kiến tạo xã hội trong xây dựng ý nghĩa cho văn bản Chí Phèo.

CHƯƠNG 4

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM4.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 4.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm

- Mục đích: Thực nghiệm sư phạm là một nội dung quan trọng để đưa các đề xuất trong luận án vào thực tiễn dạy học, kiểm chứng việc thực hiện những đề xuất này trong điều kiện thực tiễn, qua đó chứng minh giả thuyết khoa học đã nêu là đúng đắn, các đề xuất mang tính khả thi.

Trong luận án này, hoạt động thực nghiệm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học đặt ra: Nếu luận án nghiên cứu đề xuất được mô hình dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT và các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTS dựa trên mô hình đã đề xuất

thì HS sẽ thực hiện được các hoạt động kiến tạo để xây dựng ý nghĩa của VBTS, qua đó góp phần phát triển năng lực đọc hiểu văn bản của HS.

- Yêu cầu của hoạt động thực nghiệm

Thực nghiệm phải đảm bảo tính khách quan và tính trung thực khoa học. Thiết kế bài học thực nghiệm vận dụng các nội dung đã đề xuất trong chương 3 của luận án. Thiết kế bài dạy học thực nghiệm phải được soạn chi tiết, tích hợp được cơ sở lý luận của luận án với sự hiểu biết sâu sắc về chủ đề truyện trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Tác giả luận án hợp tác chặt chẽ với GV dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, trao đổi cởi mở thẳng thắn với GV dạy thực nghiệm về thiết kế chủ để để tận dụng được khả năng hợp tác và phản biện của GV dạy thực nghiệm.

Thực nghiệm phải tiến hành ở những địa bàn khác nhau. GV dạy thực nghiệm và GV dạy đối chứng phải có trình độ học vấn và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tương đương nhau.

Số lượng HS và năng lực học tập của HS ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải tương đương nhau.

Bám sát yêu cầu của chương trình, SGK Ngữ Văn 11 về phẩm chất, năng lực HS được thể hiện trong yêu cầu cần đạt của chương trình và nội dung dạy học, ngữ liệu dạy học được quy định trong chương trình.

4.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 100 - 103)