Nhà văn Nguyễn Tuân (19101987), sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 111 - 114)

một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.

- Quê ông ở làng Mọc, nay thuộc Nhân Chính, Thanh

- GV chiếu ô chữ, tổ chức cho HS chơi để tái hiện các thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. Câu trả lời của HS. Lời nhận

Xuân, Hà Nội.

- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, được mệnh danh là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp, cây bút có phong cách độc đáo, tài hoa và uyên bác.

2.Tìm hiểu tác phẩm

- Tên ban đầu của tác phẩm là “Dòng chữ cuối cùng”, một truyện ngắn đặc sắc trong tập “Vang bóng một thời”, xuất bản năm 1940, viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng.

+ Nhân vật trong tác phẩm là lớp nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực, nhưng cố giữ thiên lương cho lành vững và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng những thú chơi tao nhã: chơi chữ, thưởng trà, thả thơ…

+ Tập truyện thể hiện sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng, đồng thời bộc lộ tinh thần dân tộc, niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa của con người Việt Nam.

- Sau khi tìm được từ khóa, một vài HS chia sẻ mối quan hệ của từ khóa với bài học.

xét

II.Tìm hiểu chi tiết

1. Tìm hiểu cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn,tình huống tình huống

- Cốt truyện:

+ Quản ngục băn khoăn, nghĩ ngợi và chia sẻ với viên thơ lại về suy nghĩ của mình khi nhận phiến trát chuẩn bị đón 6 tử tù, trong đó có một nhân vật nổi tiếng viết chữ rất nhanh, rất đẹp và bẻ khóa vượt ngục là Huấn Cao.

+ Huấn Cao và các bạn đồng chí nhập lao vào sáng hôm sau trong sự kính nể của quản ngục.

+ Quản ngục hàng ngày sai viên thơ lại mang rượu và đồ nhắm vào buồng giam cho Huấn Cao và các bạn ông. Huấn Cao thản nhiên nhận.

+ Quản ngục vào tận buồng giam để hỏi han, Huấn Cao trả lời “khinh bạc đến điều” rằng không muốn y bước chân vào đây. Quản ngục còn tiếp đãi trọng thị hơn trước.

+ Một buổi chiều, quản ngục nhận được lệnh sáng mai sẽ giải Huấn Cao và các bạn về kinh sớm để lên đoạn đầu đài, quản ngục chia sẻ tâm sự với thơ lại, thơ lại đập cửa buồng giam ngỏ nỗi lòng của ngục quan cho Huấn Cao biết. Ông Huấn nhận lời cho chữ.

+ Đêm hôm ấy, ở trại giam tỉnh Sơn, Huấn Cao đã cho chữ viên quản ngục và khuyên y nên về quê ở, giữ lấy thiên lương cho lành vững. Quản ngục cúi đầu xin lĩnh

- Một vài HS chia sẻ dự đoán trước khi đọc về nội dung và ý nghĩa câu chuyện - Một vài HS chia sẻ dự đoán trong khi đọc truyện. - 1 HS tóm tắt bằng lời văn bản tác phẩm dựa vào kết quả đọc và chuẩn bị phiếu học tập số 2. - HS chọn đọc diễn cảm một đoạn văn ấn tượng nhất. Câu hỏi: - Theo dõi cốt truyện em thấy sự việc nào quan trọng nhất, là tình thế để nảy sinh và phát triển câu chuyện này? Chọn tình thế đó -Phiếu học tập -Câu trả lời của HS -Lời nhận xét

ý.

=> nhận xét: cốt truyện hấp dẫn, giàu kịch tính. - Tình huống truyện:

+ Cuộc gặp gỡ éo le, khác thường giữa những con người đối lập nhau về địa vị xã hội nhưng có sự đồng điệu về tâm hồn: một người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp và công chúng say sưa theo đuổi, tôn vinh cái đẹp.

+ Tình huống này tạo kịch tính, sự hấp dẫn cho văn bản, đồng thời qua tình huống, chân dung các nhân vật cùng thông điệp nghệ thuật của văn bản được bộc lộ sâu sắc.

- Người kể chuyện: Ngôi thứ 3.

- Điểm nhìn: nhiều lúc di chuyển vào quản ngục và Huấn Cao, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng của các nhân vật tác giả làm nổi bật được điều gì? - Xác định người kể chuyện và điểm nhìn khi kể.

2. Tìm hiểu nhân vật Huấn Cao a) Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ

- Nghệ thuật thư pháp: chữ được nói đến trong truyện là chữ Hán, thứ chữ khối vuông, được viết bằng bút lông, nét đậm, nét nhạt, vừa mềm mại tinh tế, vừa sắc sảo rắn rỏi, vừa mang vẻ đẹp tạo hình, vừa thể hiện cá tính, tâm hồn của người viết. Thú chơi chữ đã có từ xa xưa. Người viết chữ đẹp trở thành nghệ sĩ, là hành vi sáng tạo nghệ thuật. Chữ được viết trên bức lụa, tờ giấy… được treo trang trọng trong không gian của gia đình. Thú chơi chữ là thứ nghệ thuật dành riêng cho những bậc tao nhân mặc khách, có văn hóa, năng khiếu thẩm mĩ, biết thưởng thức cái đẹp của chữ, thẩm thấu và rung động trước cái sâu xa của ý nghĩa.

- Các chi tiết trong truyện thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao:

“khắp vùng tỉnh Sơn khen có

tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, sở nguyện của quan coi ngục “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”, “có được chữ ông Huấn mà treo là có môt báu vật trên đời”, “sở nguyện của viên quan coi ngục là ngày kia được treo trong nhà một đôi câu đối do ông Huấn Cao viết”…; Sự bất chấp tất cả để xin chữ của quản ngục; Những nét chữ “vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”…

-Thủ pháp miêu tả gián tiếp: qua lời tôn vinh của người đời, qua sự ngưỡng mộ của quan coi ngục làm cho chữ Huấn Cao càng trở nên quý giá, hiếm hoi, càng nhấn mạnh sự tài hoa nghệ sĩ của ông Huấn.

b)Vẻ đẹp của khí phách anh hùng HS làm HS làm việc theo nhóm 5 để thực hiện các phiếu học tập từ số 3 đến số 7 trên giấy A0 để tìm hiểu về nhân vật Huấn Cao. Tất cả các thành viên thực hiện nhiệm vụ của người trích dẫn. Lần lượt thực hiện thêm các vai người cắt nghĩa hoặc người kết nối theo gợi dẫn -Phiếu học tập số 3-7 -Bài thuyết trình về nhân vật của học sinh.

- Các chi tiết thể hiện: dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, hành động “rỗ gông”, thái độ “không thèm chấp” khi nhập lao; thái độ thản nhiên nhận rượu thịt, mắng mỏ, khinh bạc với quản ngục; sự điềm tĩnh, bình thản đón nhận án tử hình ->chữ ông Huấn không chỉ đẹp mà còn cứng cỏi, khí phách, ngang tàng.

- Ca ngợi vẻ đẹp của khí phách anh hùng, NT gửi gắm sự ngưỡng mộ, trân trọng các trang anh hùng tài hoa, nghĩa liệt -> kín đáo thể hiện tấm lòng yêu nước.

c) Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng

- Các chi tiết : Tính vốn “khoảnh”, không vì vàng bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối, chỉ cho chữ 3 người bạn thân-> trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ; băn khoăn vì “sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ”; cho chữ viên quan coi ngục, cất lời khuyên để cứu vớt thiên lương của một con người.

-> Nhân cách đẹp đẽ, trong sáng.-> chữ ông Huấn đẹp thêm vẻ đầy đặn, ân tình trước con người; lẽ sống của Huấn Cao: sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ một tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.

=> Huấn Cao là người có tài, có tâm, giàu khí phách.

=> Qua nhân vật Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm thẩm mĩ: + Cái đẹp gắn liền với cái thiện.

+ Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài.

 Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân gửi gắm tâm sự yêu nước thầm kín, sự trân trọng những trang anh hùng, khí phách dám chống lại triều đình, sự nâng niu những giá trị tinh thần của văn hóa truyền thống.

của phiếu học tập. - Thuyết trình sản phẩm trước lớp. 3)Tìm hiểu cảnh cho chữ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 111 - 114)