sung tri thức, trải nghiệm nền và nếm trải thế giới nghệ thuật của VBTS
Như đã phân tích ở trên, cả ba loại hoạt động: đồng hóa, điều ứng, hợp tác để học sinh kiến tạo ý nghĩa văn bản tự sự, theo quan điểm kiến tạo, đều cần đặt trên những “nền móng” nhất định. Phương pháp tái tạo giúp huy động những nền móng ấy, đồng thời cũng giúp người đọc từng bước đi vào thế giới nghệ thuật của văn bản tự sự đang được mở ra trong hoạt động đọc.
“Tái tạo là phương pháp GV hướng dẫn HS thực hiện hành động hồi tưởng, huy động lại các tri thức, trải nghiệm nền người học đã sở hữu trong hành trang của họ như những nền tảng sẵn sàng cần thiết để phục vụ cho việc tiếp nhận nội dung học
tập mới; hành động tri giác tài liệu cần học tập và phục hồi, truy xuất thông tin từ các nguồn được cung cấp này để chuẩn bị cho việc tìm hiểu, cắt nghĩa, nghiên cứu sâu thêm ở các bước tiếp theo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng,… của bài học; hành động hình dung tưởng tượng và “vẽ” lại bằng các cách thức khác nhau bức tranh đời sống của tác phẩm văn chương trong quá trình tiếp nhận của độc giả học sinh,…”[156].
Cơ sở của phương pháp tái tạo bắt nguồn từ quy luật nhận thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Có hai mức độ là tái hiện - phục hồi “nguyên dạng” các thông tin đã được người đọc tri giác và tái tạo - sản phẩm đã có sự “can thiệp” của người tiếp nhận để nội dung thông tin truy xuất được tổ chức thành một sản phẩm mới có thêm dấu ấn chủ quan của độc giả. Công cụ chính của phương pháp này là các yêu cầu, nhiệm vụ tái tạo. Nguồn thông tin “đầu vào” để tái tạo trong dạy học đọc hiểu VBTS rất phong phú. Trước hết đó là các tri thức, trải nghiệm nền tảng mà bạn đọc HS đã sở hữu có liên quan đến văn bản tự sự cần đọc hiểu, như hiểu biết về tác giả, tác phẩm, về phạm vi đời sống, những kí ức, cảm xúc,… mà văn bản gợi ra,… Bên cạnh đó, đối tượng của phương pháp tái tạo chính là bản thân văn bản tự sự, như tái hiện tầng ngôn từ, tái tạo tầng hình tượng để làm cơ sở tiến hành các hoạt động nhận thức, kiến tạo ở mức độ cao hơn như phân tích, lí giải, đánh giá, liên hệ, vận dụng. Các biện pháp, chiến thuật đọc hiểu VBTS theo phương pháp tái tạo bao gồm: