“Tự đặt câu hỏi là một chiến lược đọc hiểu văn bản trong đó, GV hướng dẫn HS tích cực tự tạo ra các câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời từ văn bản, từ tri thức, trải nghiệm nền của bản thân, từ các chủ thể khác của “cộng đồng lí giải” để kiến tạo ý nghĩa của văn bản, đồng thời tự định hướng, tự giám sát việc hiểu văn bản của bản thân, hướng đến trở thành bạn đọc độc lập, làm chủ hoạt động đọc” [82, tr. 9].
Chiến lược tự đặt câu hỏi xác định rõ: chủ thể đặt câu hỏi là bạn đọc HS (chứ không phải GV như dạy học truyền thống); thời điểm hỏi có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong hành trình trước - trong và sau khi đọc của HS; nội dung hỏi rất phong phú, song có thể quy về hai điểm chính: một là hỏi về các phương diện của văn bản, hai là hỏi về việc tiếp nhận văn bản của HS; đối tượng hỏi có thể là chính mình (tôi), là văn bản (gồm nhân vật trong văn bản, nhà văn qua văn bản, các yếu tố trong văn bản được “nhân vật hóa”), bạn đọc khác trong cộng đồng lý giải như GV, bạn học… Câu hỏi được tạo ra có thể phân loại vào các mức độ như: nhận biết thông tin, liên kết, phân tích, lí giải thông tin, phản hồi đánh giá thông tin, vận dụng thông tin. Câu trả lời được tìm thấy từ văn bản, từ tri thức trải nghiệm nền của chính bản thân người đọc và từ các bạn đọc khác của “cộng đồng lí giải” ấy. Hoạt động đặt và tự trả lời câu hỏi đem đến
các lợi ích thực sự cho HS, đó là giúp họ hiểu văn bản, giám sát việc hiểu của bản thân, để tạo hứng thú, tính “xác thực” của quá trình đọc hiểu,…
Để hướng dẫn HS hợp tác tự đặt câu hỏi, GV có thể cung cấp cho HS một bộ “giàn giáo” gợi ý các câu hỏi mà họ có thể suy nghĩ, lựa chọn từ đó để đặt ra. Ví dụ dưới đây là một “giàn giáo” hỗ trợ HS tự đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm tự sự [82, tr. 16].
Khi dạy học truyện ngắn “Chữ người tử tù’, GV có thể hướng dẫn học sinh hợp tác tự đặt câu hỏi và trả lời để tìm hiểu nhân vật viên quan coi ngục. Hoạt động này có thể được diễn ra trong nhóm 2 hoặc 4 thành viên. Một số câu hỏi có thể được tạo ra bao gồm:
- Nhà văn giới thiệu như thế nào về ngoại hình, nghề nghiệp của viên quản ngục?
- Liệt kê những hành động, suy nghĩ của viên quan coi ngục từ khi nhận được tin Huấn Cao và các bạn đồng chí của ông đến trại giam tỉnh Sơn cho đến khi kết thúc tác phẩm.
Hình 3.12: Sơ đồ hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi để tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự 2.Suy nghĩ, hành động,… của A 1.Ngoại hình, lai lịch của A 10.Điều người đọc học được từ A 3.Suy nghĩ, hành động, … của các nhân vật khác về/ với A
4.Tưởng tượng của người đọc về A