Tái tạo cốt truyện của VBTS

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 67 - 70)

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và

nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [49, tr.70].

Tái tạo cốt truyện trong đọc hiểu văn bản tự sự do đó là một nhiệm vụ HS cần thực hiện để hình dung ra bộ khung của câu chuyện được kể, làm căn cứ để phân tích, tìm hiểu sâu vào văn bản, Bởi lẽ, cốt truyện, một mặt là phương tiện để bộc lộ tính cách nhân vật, mặt khác cũng là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.

“Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ hiệu quả đặc điểm mỗi tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xung đột xã hội, có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn người đọc” [49, tr.71].

Cốt truyện trong tác phẩm tự sự gồm một chuỗi các sự việc được kể theo một trật tự nhất định, sự việc này kéo theo sự việc khác, dẫn đến một kết thúc, bộc lộ thông điệp nghệ thuật của văn bản. Để tái tạo được cốt truyện HS phải đọc văn bản, xác định được các sự việc chính trong câu chuyện và sắp xếp các sự việc đó theo trật tự nhất định để hình dung khái quát về toàn bộ câu chuyện. Trật tự sắp xếp có thể tuân theo mạch trần thuật của người kể chuyện.

Trật tự sắp xếp cũng có thể được tổ chức lại theo nhân vật chính của truyện. Với các văn bản tự sự xưa nay vẫn được cho là “truyện không có cốt truyện” như

Mời bạn hãy cầm tấm vé này.

Chúng ta cùng bước lên chuyến tàu ngược về ga tuổi thơ yêu dấu...

Kí ức tuổi thơ nào hiện lên trong bạn khi ngồi trên chuyến tàu đặc biệt đó?

Hãy cùng chia sẻ!

Hình 3.3 Hướng dẫn HS huy động, chia sẻ tri thức, trải nghiệm trong dạy học truyện “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam

“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, thực ra vẫn có cốt truyện. Tuy nhiên chúng chỉ là các sự việc có vẻ nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, thường ngày, không có tính sự kiện, nói chính xác là cốt truyện không có gì đặc biệt. Điều quan trọng là qua các sự việc đó, người viết nhìn ra “chuyện”, gửi gắm những thông điệp sâu sắc từ những gì rất đỗi giản dị, bình thường ấy.

Để hướng dẫn HS tóm tắt cốt truyện GV có thể trợ giúp bằng các hoạt động trong và sau khi đọc. Trong khi đọc, chúng ta có thể thiết kế việc trình bày văn bản đọc thành hai cột. Cột trái là phần văn bản. Cột phải là hướng dẫn đọc, trong đó có hướng dẫn xác định các sự việc của truyện ngay trong quá trình đọc của HS, tránh tình trạng đọc xong mới giao nhiệm vụ tóm tắt cốt truyện, người đọc sẽ có những khó khăn nhất định khi tìm lại các thông tin cơ bản để tóm tắt. Sau khi đọc GV có thể thiết kế phiếu học tập theo các dạng thức khác nhau để HS ghi lại các từ khóa của phần tóm tắt. Phiếu nên là các sơ đồ trực quan được trình bày tuân thủ trật tự tuyến tính của các sự việc, từ sự việc đầu tiên cho đến kết thúc. Dựa trên các thông tin được ghi trong sơ đồ, HS có thể chủ động tóm tắt bằng lời văn bản tự sự. Ví dụ, để hướng dẫn HS tái tạo cốt truyện

Chí Phèo có thể thiết kế các phiếu học tập như sau:

Phiếu học tập số 1 được sử dụng ở giai đoạn trong khi đọc văn bản. Phiếu học tập số 2 được sử dụng sau khi HS đọc xong văn bản và bước vào hoạt động tìm hiểu, phân tích văn bản đọc, trong đó các nhiệm vụ từ 1 đến 5 thuộc là tái tạo cốt truyện.

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng làng Vũ Đại ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… (A)

…. Đoạn trích kể Đoạn trích kể sự việc gì? ……… ……… ……… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Em hãy đọc thầm văn bản, dừng lại ở những vị trí đánh dấu các chữ cái và thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn đọc ở cột phải để tóm tắt cốt truyện.

Nhiệm vụ 6 là gợi mở để HS phân tích cốt truyện sẽ được làm rõ hơn ở mục sau (3.2.2).

c)Tái tạo bức tranh đời sống trong VBTS

VBTS thì chưa thực sự dẫn họ bước vào cánh cửa của ngôi nhà văn

2……… 2……… 3……… 3……… 4……….. 4……….. 5……… 5……… 1.Chí Phèo bị bỏ rơi bên cái lò gạch bỏ không, được chuyền tay cho người làng nuôi, lớn lên làm canh điền cho lí Kiến, bị hắn ghen tống vào tù, bảy, tám năm sau thì ra.

1.Chí Phèo bị bỏ rơi bên cái lò gạch bỏ không, được chuyền tay cho người làng nuôi, lớn lên làm canh điền cho lí Kiến, bị hắn ghen tống vào tù, bảy, tám năm sau thì ra.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Dựa trên kết quả đọc của phiếu học tập số 1, em hãy hoàn thành sơ đồ sau để tóm tắt truyện Chí Phèo. Nêu nhận xét về cốt truyện.

6. Nhận xét của em về cốt truyện: ………

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 67 - 70)