Lời kể trong VBTS

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 35 - 36)

Lời kể là một tri thức đi liền với nhịp điệu kể để người nghe, người đọc, đọc để tự nghe và nghe trong nghe đọc chính là một trong những thủ pháp đọc hiểu VBTS.

Nhịp điệu kể trong lời kể làm nao núng sự hồi hộp, chờ đợi ở người nghe kể. Nhịp điệu kể là chất kết dính giữa thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật. Nó thuộc về thẩm quyền của người kể chuyện. Nhịp điệu kể có khác so với giọng kể hay là giọng điệu tác phẩm là lĩnh vực thuộc về cảm hứng sáng tạo của tác giả.

Tác phẩm văn xuôi hiện đại đang tìm đến nhịp điệu kể truyền thống của truyện kể dân gian. Nó cho thấy một thuộc tính đáng ngạc nhiên khi âm luật trội lên trên trọng âm của âm vang lời kể. Khi chúng ta đọc những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ta gặp lại sự xen ngang dấu tích xưa của cách ngôn, đồng dao, ca dao được bảo tồn trong xã hội hiện đại bằng mọi cách có thể trong kỹ thuật lời kể. Đó là kiểu liên kết cộng đồng xã hội của tác phẩm văn xuôi hư cấu không chỉ trong ý nghĩa của câu chuyện đời được kể lại mà cả trong hành động kể lại chúng. Sự quy chiếu (hướng vào đối tượng của phát ngôn lời nói) của tác phẩm tự sự hiển nhiên là thuộc về thời đã qua, nhưng trong thực tế với hành động này (hành động trần thuật của người kể chuyện) lại luôn luôn là đương thời.

Đó là trạng thái lưỡng lự của tâm trạng không muốn dứt ra khỏi những gì đã được ghi sâu và nhớ lại có liên quan đến nét đẹp của chất thơ đời sống, như một chức năng chống lại sự lãng quên quá khứ của văn học.

Không gian nghệ thuật là “chốn quê nhà” của mỗi nhà văn và nơi hiện hữu của nhân vật truyện kể, đồng thời là kí hiệu nghệ thuật thuộc năng lực sáng tạo của nhà văn. Không gian nghệ thuật bao giờ cũng chỉ ra một phương hướng vận động của nhân vật chính.

Trên thế gian có trăm ngả đường của số phận, nhưng để tồn tại và phát triển, con người phải tự vạch lấy một con đường và tự mình đi mòn mặt đất mới tạo ra được hành trình khổ ải và hạnh phúc của kiếp người trong nhân vật chính của tác phẩm tự sự. Những tác phẩm lớn như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hay “Những con đường đau

khổ” của Alêchxây Tônxtôi vận dụng hình tượng con đường để theo dõi diễn biến

M. Bakhtin nhận xét: “Hiếm có tác phẩm văn học nào được tiếp cận mà không

có một biến thể nào đó của hình tượng con đường. Trên con đường, qua điểm mốc thời gian của các số phận con người riêng biệt, đa dạng… Ở đây có thể xuất hiện những xung đột bất kỳ những số phận va chạm và đan kết vào nhau. Ở đây thời gian tựa hồ hòa nhập vào không gian và chảy trong không gian qua hình tượng con đường. Từ đây hình thành những ẩn dụ phong phú đa dạng và nhiều bình diện về hình tượng con đường: đường đời, bước lên con đường mới, con đường lịch sử” [118; tr. 38].

Hình tượng con đường, hình tượng không gian nghệ thuật là nơi chứng kiến sự thật khách quan có trời biết (bầu trời) đất biết (con đường) con người biết (các loại nhân vật, tác giả, người kể chuyện, người nghe kể). Đây là hiện thực hư cấu mà như có thực. Hơn thế biểu tượng con đường còn là “Đạo”, là nơi phát sinh những ứng xử nhân văn văn hóa, một khát vọng sống lý tưởng của con người trong hình tượng nhân vật được định vị và phát triển trong kết cấu của tác phẩm tự sự.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 35 - 36)