Khía cạnh nghiên cứu của xã hội học gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học (Trang 136 - 138)

a) Cơ cấu, quy mô gia đình

- Cơ cấu gia đình

Nói tới cơ cấu gia đình là nói tới mối liên hệ vững chắc của các thành viên trong gia đình nh- ông, bà, bố, mẹ, con, cháu thể hiện vai trò, vị thế của họ theo các thiết chế gia đình, kinh tế, văn hóa, hệ thống chuẩn giá trị. Cơ cấu gia đình đ- ợc coi là hệ thống - cấu trúc những mối quan hệ liên nhân cách giữa các thành viên với nhau và với xã hội. Đây là một tổ chức phức tạp và đa dạng của các mối quan hệliên nhân cách giữa các thành viên với nhau và với xã hội. Cơ cấu gia đình đ- ợc coi là nhân tố khách quan, có tác dụng quy định thuộc tính nhân cách của từng thành viên.

- Quy mô gia đình

Điều này nói tới số l- ợng các thế hệ có trong gia đình. Dựa vào quy mô của các thế hệ có trong gia đình, ng- ời ta chia nó thành các loại sau:

1) Gia đình lớn đ- ợc coi là gia đình truyền thống bao gồm một nhóm ng- ời cùng huyết thống nh- ông, bà, bố, mẹ, con, cháu, chắt và những ng- ời ruột thịt từ tuyến phụ sống chung cùng một mái nhà. Có gia đình tr- ởng lớn do sự liên kết vài gia đình nhỏ và những ng- ời lẻ loi lại với nhau do ng- ời đàn ông cao tuổi nhất lãnh đạo. Gia đình bao gồm các thế hệ ông bà, cha mẹ, con, cháu là gia đình lớn mở rộng mà quyền hành luôn tùy thuộc vào uy tín, vị thế, vai trò về kinh tế - văn hóa - xã hội của từng thành viên và thiếtchế gia đình;

2) Gia đình nhỏ đ- ợc coi là nhóm ng- ời thể hiện mối quan hệ vợ chồng, con hoặc mối quan hệ của một ng- ời vợ hay một ng- ời chồng với các con. ở đây có gia đình nhỏ đầy đủ với vợ, chồng, các con và gia đình nhỏ không đầy đủ chỉ với bố hoặc mẹ với các con mà thôi. Gia đình nhỏ, một dạng đặc biệt, phổ biến trong xã hội hiện đại đ- ợc coi là gia đình hai thế hệ hay gia đình hạt nhân.

Tính chất của cơ cấu, quy mô của gia đình đ- ợc biểu hiện ở số l- ợng và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Cơ cấu này có ảnh h- ởng đến tính chất của các hoạt động kinh tế - văn hóa - giáo dục của gia đình và đ- ợc biểu hiện cụ thể ở trình độ phát triển nhân cách của các thành viên. ởn- ớc ta, gia đình hạt nhân với quy mô nhỏ ngày càng nhiều, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Sự bình đẳng về giới đ- ợc biểu hiện trong sự phân công lao động sản xuất, nuôi dạy con cái, quyền lợi, h- ởng thụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự thực hiện công bằng xã hội trong đời sống xã hội.

b) Chức năng và xu thế biến đối các chức năng của gia đình

- Chức năng của gia đình

Theo quan điểm của các nhà xã hội học, gia đình có các chức năng cơ bản sau: 1) Tái tạo ra thế hệ mới bao gồm việc sinh đẻ và giáo dục, đào tạo con cái trong bầu không khí tâm lý - xã hội tích cực;

2) Nuôi d- ỡng và chăm sóc các thành viên trong gia đình với các điều kiện, ph- ơng tiện tốt nhất có thể;

3) Giao tiếp, tinh thần, tổ chức thời gian rỗi, giáo dục, quản lý, bảo trợ, thu nhận các thông tin, ph- ơng tiện giáo dục, đại diện, nghỉ ngơi, giải trí, tình dục, định h- ớng giá trị cho sự vận hành của ý thức nghĩa vụ cũng nh- tinh thần trách nhiệm và chức năng kinh tế.

Các chức năng cơ bản của gia đình là tái tạo ra thế hệ mới - Sinh đẻ và giáo dục - đào tạo, nuôi d- ỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Hai chức năng này rất quan trọng, có tác dụng chi phối mọi biểu hiện của các chức năng kinh tế, giao tiếp, tinh thần, tình dục, giải trí.

- Xu thế biến đổi các chức năng của gia đình

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu xã hội học, trong thế kỷ XXI, do có sự biến đổi tính chất hoạt động từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân mà chức năng của gia đình cũng bị biến đổi theo. Ngày nay, xu thế biến đổi các chức năng của gia đình trong xã hội hiện đại thể hiện ở chỗ, các chức năng của gia đình dần dần đ- ợc chuyển sang cho các thiết chế xã hội khác là chức năng giáo dục, kinh tế, văn hóa.

c) Quá trình hình thành và phát triển của gia đình

Nhà xã hội học gia đình đi vào nghiên cứu để tìm hiểu về quá trình hình thành, các giai đoạn phát triển khác nhau trong đời sống gia đình từ tr- ớc tới nay. Họ tìm hiểu những vấn đề của văn hóa gia đình thông qua phân tích tính chất biểu hiện của bầu không khí tâm lý - xã hội, gia đạo, gia phong, gia giáo để xác định những mặt tích cực, những mặt hạn chế và vấn đề kết hợp các hoạt động của gia đình với các nhóm xã hội khác trong việc thực hiện các chức năng cơ bản. Thông qua nghiên cứu quá trình xã hội hóa trong gia đình, nhà xã hội học sẽ phát hiện ra đ- ợc tính quy luật của sự phát triển, làm cơ sởkhoa học cho sự dự báo về xu h- ớng phát triển trong t- ơng lai của các gia đình trong điều kiện xã hội mới cũng nh- tìm ra cơ chế vận hành mới của nó theo xu thế hội nhập, mở cửa và xác định nội dung, ph- ơng thức cho sự tiếp xúc rộng rãi, giao l- u tích cực của nó với các dân tộc khác, các nền văn hóa khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học (Trang 136 - 138)