Xã hội học Herbert Spencer

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học (Trang 31 - 36)

H. Spencer (1820 - 1903) là nhà triết học và xã hội học Anh - Ng- ời “cha đẻ” của xã hội học tiến hóa. Ông là đại biểu điển hình cho khuynh h- ớng sinh học trong xã hội học. Ông có nhiều tác phẩm lớn nh- Những nghiên cứu xã hội học, Xã hội học miêu tả, Các nguyên lý của xã hội học.

b) Các nguyên lý cơ bản của xã hội học H. Spencer

Học thuyết của ông đ- ợc nhiều nhà xã hội học cho rằng đó là những quan điểm về cơ thể sống. Khi xây dựng học thuyết xã hội học của mình, ông đã phát triển học thuyết về cơ cấu xã hội của A. Comte và áp dụng học thuyết về cơ thể sống vào nghiên cứu những biểu hiện của quá trình xã hội. H. Spencer đã khẳng định rằng “xã hội nh- là cơ thể sống” - Loại hình “cơ thể siêu hửu cơ”. Ông nêu ra quan điểm cho rằng, xã hội học là khoa học về các quy luật và các nguyên lý tổ chức xã hội. T- ơng tự nh- mọi hiện t- ợng tự nhiên, hữu cơ và vô cơ, xã hội luôn đ- ợc vận động và phát triển tuân theo quy luật. Nhà xã hội học phải biết thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đối t- ợng để phát hiện ra quy luật, nguyên lý và cấu trúc của các quá trình xã hội. Ông cho rằng, nhà khoa học trong khi thực thi các công trình nghiên cứu xã hội học không nên sa đà vào thực hiện nhiệm vụ phân tích tính đặc thù của lịch sử - xã hội mà nên tập trung suy nghĩ để tìm kiếm những thuộc tính, đặc điểm chung có tính phổ quát và những mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện, hiện t- ợng xã hội với nhau.

Theo quan điểm ph- ơng pháp luận của A. Comte, H. Spencer cho rằng, có thể vận dụng đ- ợc các nguyên lý vàkhái niệm của sinh học về cơ cấu và chức năng của cơ thể sinh vật để nghiên cứu cơ thể x± hội”. Luận điểm cơ bản nhất của xã hội học H. Spencer đ- ợc thể hiện trong nội dung của nguyên lý tiến hóa. Theo H. Spencer, xã hội loài ng- ời đ- ợc phát triển hoàn toàn tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, với những mối liên kết bền vững và ổn định. Ông cho rằng, quy mô của cơ thể xã hội luôn có ảnh h- ởng tỉ lệ thuận đối với nhu cầu vềsự phân hóa, dẫn đến sự hình thành và phát triển của các quá trình xã hội. Theo ông, trong quá trình tiến hóa xã hội, điều quan trọng bậc nhất mà chúng ta phải kể đến là quá trình điều tiết, kiểm soát, vậnhành, duy trì hoạt động và quá trình phân chia các nguồn lực giữa các cơ quan, bộ phận cấu thành xã hội. Do đó, nhà xã hội học phải biết thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu để xác định đ- ợc tính chất của các yếu tố hay các biến số nào đang tác động trực tiếp, ảnh h- ởng tới xu h- ớng, nhịp độ và bản chất của các quá trình đó. T- ơng tự nh- một cơ thể sống, xã hội cũng có hàng loạt các nhu cầu cần thỏa mãn để tồn tại, đòi hỏi phải có các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ hoạt động theo

nguyên tắc chuyên môn hóa nhằm đáp ứng đ- ợc các mục tiêu và làm thỏa mãn các nhu cầu của cơ thể xã hội. Theo H. Spencer, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của nó đảm bảo đ- ợc sựthỏa mãn các nhu cầu của xã hội.

Trong các công trình của mình, ông chỉ ra những điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa cơ thể xã hội và cơ thể sống. Sự giống nhau giữa cơ thể sinh học và cơ thể xã hội là đều có khả năng sinh tồn, phát triển theo quy luật tiến hóa. Sự vận động của cả hai loại cơ thể này đều tuân theo những quy luật chung nh- tăng kích cỡ của cơ thể, làm phát triển tính chất cũng nh- trình độ chuyên môn hóa chức năng theo quy luật đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên. Điểm khác biệt giữa cơ thể xã hội với cơ thể sinh học đ- ợc thể hiện ở chỗ, các bộ phận xã hội đều có khả năng tự ý thức và tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp thông qua hệ thống ngôn ngữ, ký hiệu biểu tr- ng mà cơ thể sinh học không có. Ông coi cơ thể xã hội nh- một hệ thống - cấu trúc đ- ợc bao gồm các cơ quan tức là các tiểu hệ thống xã hội khác nhau. Các bộ phận của cơ thể xã hội luôn có sự tác động lẫn nhau một cách chặt chẽ đến mức nếu có bất kỳ một sự thay đổi diễn ra ở một bộ phận nhất định nào đó thì nó đều kéo theo những biến đổi các chức năng ở các bộ phận khác. Mỗi bộ phận của xã hội đều đ- ợc coi là một cơ thể vi mô, một cơ quan, một tế bàocó cấu tạo và chức năng xác định.

Với t- cách là cơ thể siêu hữu cơ, xã hội liên tục phải trải qua các giai đoạn sinh tr- ởng, tiến triển, suy thoái kế tiếp nhau tức là nó có khả năng tăng tr- ởng, phân hóa, liên kết, phân rã trong suốt quá trình thích nghi với môi tr- ờng xung quanh. Hệ thống các khái niệm và nguyên lý khoa học của xã hội học H. Spencer có ý nghĩa rất lớn đối với ph- ơng pháp luận của xã hội học hiện đại. Nhiều nhà xã hội học đã biết phát triển ý t- ởng về cơ cấu và chức năng của cơ thể xã hội mà H. Spencer nêu ra dùng để nghiên cứu những vấn đề của xã hội học, làm hình thành nên tr- ờng phái chức năngluận trong xã hội học sau này.

c) Xã hội học về loại hình và thiết chế xã hội

- Quan niệm về sự tiến hóa xã hội

Ông cũng sử dụng thuật ngữ của A. Comte là tĩnh học xã hội và động học xã hội nh- ng với ý nghĩa hoàn toàn khác. A. Comte tiến hành miêu tả xem xã hội vận động nh- thế nào còn H. Spencer lại tập trung triển khai nghiên cứu vấn đề với ý nghĩa giá trị học. Ông coi tĩnh học xã hội nghiên cứu trạng thái cân bằng của một xã hội hoàn hảo còn động học xã hội lại nghiên cứu quá trình tiến tới sự hoàn hảo của xã hội. H. Spencer tin t- ởng rằng, sự tiến hóa xã hội tất yếu sẽ đ- a xã hội tiến lên từ xã hội thuần

nhất đơn giản đến xã hội đa dạng phức tạp, từ trạng thái xã hội bất định không hoàn hảo tới trạng thái cân bằng, hoàn hảo.

- Phân loại xã hội

Tiếp nối quan điểm của S. Simon và A. Comte, H. Spencer phân loại xã hội thành

“x± hội quân sứ” v¯ “x± hội công nghiệp”. Ông căn cứ vào đặc điểmcủa các quá trình tiến hóa chứ không dựa vào trình độ tiến hóa. Ông dựa trên các đặc điểm của các quá trình điều chỉnh, vận hành, phân phối của xã hội mà tiến hành phân chia xã hội. Theo ông, đặc tr- ng cơ bản của xã hội quân sự là cơ chế tổ chức, điềuchỉnh mang tính tập trung, độc đoán cao độ nhằm đảm bảo cho yêu cầu thực hiện mục tiêu quốc phòng và chiến tranh. Hoạt động của các tổ chức và cá nhân bị Nhà n- ớc kiểm soát chặt chẽ. Chế độ phân phối diễn ra theo chiều dọc mang tính tập trung cao. Đặc tr- ng cơ bản của xã hội công nghiệp là cơ chế tổ chức ít tập trung, hạn chế đ- ợc tính độc đoán, chuyên quyền trong quản lý nhằm phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện mục tiêu xã hội, sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Mức độ kiểm soát của Nhà n- ớc đối với các tổ chức và cá nhânthấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự phát huy tính năng động của các bộ phận trong xã hội. Chế độ phân phối đ- ợc diễn ra theo hai chiều là chiều ngang - Giữa các tổ chức xã hội với nhau cũng nh- giữa các cá nhân với nhau và chiều dọc - Giữa các tổ chức với cá nhân. Xã hội quân sự và xã hội công nghiệp hoàn toàn không có sự tiến hóa riêng biệt. Sự phân loại xã hội này chủ yếu có liên quan đến quá trình tiến hóa tuần hoàn vì chúng có thể có sự chuyển hóa lẫn cho nhau.

Quá trình tiến hóa xã hội đ- ợc diễn ra từ kiểu xã hội này sang kiểu kia hoàn toàn tùy thuộc vào tính chất của thực trạng xã hội đó đang ở trong thời kỳ chiến tranh hay hòa bình. Trạng thái xã hội hòa bình thì có lợi cho xu thế chuyển đổi xã hội quân sự sang xã hội công nghiệp còn ở trạng thái chiến tranh thì gây ra sự cản trở, xóa bỏ sự tiến hóa ấy. Căn cứ vào trình độ tiến hóa của các xã hội, H. Spencer đ- a ra một cách phân loại mới vừa có thể chỉ ra tính chất của các giai đoạn tiến hóa xã hội vừa nêu ra đ- ợc các đặc điểm về cấu trúc xã hội và dân số của mỗi loại xã hội theo quy luật của sự tiến hóa xã hội. Theo cách phân loại này, xã hội đ- ợc tiến hóa từ xã hội đơn giản đến xã hội hỗn hợp - phức tạp bậc mộtrồi đến bậc hai, bậc ba. T- ơng ứng với mỗi loại xã hội, H. Spencer đã chỉ ra tập hợp các đặc tr- ng chung của hệ thống điều chỉnh, vận hành và phân phối trong xã hội. Các xã hội thuộc các cấp bậc nêu trên đều có sự khác biệt nhau về đặc điểm, kết cấu kinh tế, tôn giáo, gia đình, văn hóa, nghệ thuật, phong tục, tập quán, luật pháp và cơ cấu cộng đồng.

Theo H. Spencer, ở xã hội đơn giản có cơ cấu kinh tế săn bắt - hái l- ợm, xã hội hỗn hợp bậc một có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xã hội hỗn hợp bậc hai có cơ cấu nông nghiệp nh- ng có sự phân công lao động phức tạp hơn, xã hội hỗn hợp bậc ba có cơ cấu kinh tế công nghiệp. ở các xã hội hỗn hợp th- ờng có quy mô dân số lớn, mức độ phân hóa, chuyên môn hóa chức năng cao hơn hẳn so với xã hội đơn giản.

- Quan điểm xã hội học về thiết chế xã hội

Theo quan niệm của H. Spencer, thiết chế xã hội là những định chế tổ chức, quản lý xã hội cần thiết phải đặt ra nh- những khuôn mẫu, kiểu tổ chức xã hội có tác dụng đảm bảo cho sự thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng đ- ợc yêu cầu cùng chức năng cơ bản của hệ thống xã hội đồng thời dùng để kiểm soát các hành động cũng nh- t- ơng tác xã hội của cá nhân và các nhóm xã hội. Theo nguyên lý tiến hóa xã hội của H. Spencer, những thiết chế xã hội nào giúp cho xã hội có thể thích nghi, tồn tại và phát triển trong môi tr- ờng sẽ đ- ợc duy trì, củng cố. Ông đặc biệt chú ý tới vai trò quan trọng của thiết chế gia đình và dòng họ cũng nh- đã tập trung phân tích tính chất của các thiết chế nghi lễ, thiết chế chính trị, tôn giáo và thiết chế kinh tế với nội dung sau:

1) Thiết chế gia đình, dòng họ là những quy định chung,rất cần thiết về vấn đề thực hiện hành động và quan hệ của mọi ng- ời trong gia đình,dòng họ đ- ợc xuất hiện để làm thỏa mãn nhu cầu cơ bản về các vấn đề duy trì nòi giống, nuôi dạy con cái, kiểm soát hoạt động sinh đẻ, tình dục, quan hệ giữa nam với nữ, chăm sóc, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình - dòng họ, những quy định về nghi thức giỗ - tết - thờ cúng - sinh hoạt nội tộc, xây dựng từ đ- ờng - lăng mộ - phả hệ;

2) Thiết chế nghi lễ là những quy định chung, rất cần thiết đ- ợc đặt ra để đáp ứng nhu cầu liên kết và kiểm soát các mối quan hệ trong xã hội thông qua các thủ tục, biểu t- ợng, ký hiệu, các nghi thức. Chức năng của thiết chế nghi lễ là tạo lập và duy trì sự gắn kết cũng nh- sự phối hợp giữa các hoạt động, các mối quan hệ của các bộ phân cấu thành của xã hội với nhau. Nhìn chung, ở những xã hội nào có sự tập trung quyền lực càng cao thì mức độ bất bình đẳng về nghi lễ càng lớn;

3) Thiết chế tôn giáo đ- ợc coi nh- những định chế về hoạt động, quan hệ giữa những ng- ời theo đạo buộc phải thực hiện với yếu tố cơ bản là niềm tin vào các lực l- ợng siêu nhiên. Theo đức tin, tập hợp các cá nhân cùng phải tiến hành chia sẻ niềm tin và cùng tham gia các hoạt động -quan hệ theo nghi thức đặc thù của tôn giáo. Chức năng của thiết chế này có tác dụng làm củng cố hệ thống chuẩn mực, giá trị, đức tin, tinh thần, ý thức thánh thiện dùng để duy trì trật tự tôn giáo trong xã hội;

4) Thiết chế kinh tế là những định chế chung về hoạt động kinh tế cần thiết phải đ- ợc đặt ra để đáp ứng yêu cầu thích nghi của các tổ chức xã hội đối với môi tr- ờng, làm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con ng- ời về sản phẩm cũng nh- dịch vụ trong điều kiện môi tr- ờng luôn khan hiếm các nguồn lực và luôn biến đổi;

5) Thiết chế chính trị là những quy định pháp luật cần thiết phải đ- ợc đặt ra d- ới dạng các văn bản pháp quy của thể chế chính thống khi nó xuất hiện.Nội dung của nó chủ yếu đ- ợc dùng để giải quyết các xung đột bên trong và bên ngoài xã hội. Khi có sự tập trung quyền lực càng lớn thì nội dung của nó càng bộc lộ rõ sự bất bình đẳng trong sự phân chia giai cấp trong xã hội.

Nh- vậy, các loại hình xã hội nói chung và các thiết chế xã hội nói riêng đều đ- ợc nảy sinh, vận động tuân theo quy luật tiến hóa và ngày càng có sự chuyên môn hóa, phức tạp hóa cao hơn. Mặc dù các t- t- ởng xã hội học của H. Spencer không có sự khái quát cao theo các tiêu chuẩn khoa học hiện đại nh- ng, nó đã gợi ra nhiều ý t- ởng quan trọng mà nội dung của chúng đang đ- ợc tiếp tục pháttriển và biểu hiện trong nội dung của các công trình nghiên cứu của các tr- ờng phái lý luận trong xã hội học hiện đại. Lý thuyết xã hội học của H. Spencer hiện đang còn đ- ợc in đậm nét trong cách tiếp cận đối với đối t- ợng khi giải quyết các vấn đề của hệ thống xã hội cũng nh- lý thuyết tổ chức xã hội, lý thuyết phân tầng xã hội và ph- ơngthức nghiên cứu tính chất chính trị, tôn giáo và nhất là tìm hiểu nội dung của các thiết chế xã hội trong xã hộihọc hiện đại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học (Trang 31 - 36)