Văn hóa gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học (Trang 138 - 139)

a) Gia đạo, gia phong, gia giáo

- Gia đạo

Gia đạo là đạo đức của gia đình thể hiện đ- ợc những cách thức hoạt động có nền nếp, trật tự, hài hoà trong mọi quá trình ứng xử và giao tiếp nội bộ giữa các thành viên với nhau cũng nh- với các thành viên khác của xã hội. Điều đó biểu hiện hệ các chuẩn mực, giá trị xã hội cơ bản, các khuôn mẫu hành động - t- ơng tác xã hội của một gia đình, gia tộc quy định cho các thành viên của nó buộc phải tuân thủ.

- Gia phong

Gia phong là phong thái hoạt động, sắc thái quan hệ theo chuẩn đạo đức của gia đình đ- ợc thể hiện qua phong tục, nếp sống sinh hoạt, truyền thống, tâm trạng, d- luận và bầu không khí tâm lý - xã hội của một gia đình, dòng họ. Nó thể hiện đ- ợc phong cách thực hiện quá trình xã hội hóa mang đậm dấu ấn riêng, đặc thù của gia đình và dòng họ ấy. Nó biểu hiện sâu sắc đ- ợc tính chất giao tiếp, cách ứng xử với nhau, phong thái đào tạo và huấn luyệnthế hệ t- ơng lai của một nhóm xã hội đặc thù.

- Gia giáo

Gia giáo là giáo dục của gia đình thể hiện phong thái, cách thức giáo dục - đào tạo riêng mà các cá nhân tiếp nhận đ- ợc từ những tác động của những ng- ời thân trong gia đình, dòng họ. Tuân theo gia giáo, các cá nhân sẽ đ- ợc giáo dục nhân cách thông qua quá trình tiếp thu những chuẩn mực, quy tắc ứng xử, kinh nghiệm sống.

b) Kết hợp hoạt động gia đình với giáo dục của xã hội

Gia đình là một thiết chế cơ bản của xã hội. Tr- ớc khi có nhà tr- ờng, gia đình đã thực hiện chức năng giáo dục - huấn luyện trẻ em qua đó, truyền đạt đ- ợc toàn bộ những kinh nghiệm lịch sử - xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác cho các thành viên. Từ khi xuất hiện nhà tr- ờng, giáo dục gia đình trở thành một trong những bộ phận giáo dục quan trọng nhất của xã hội. Tr- ớc khi đến tr- ờng, trẻ em đã tiếp nhận những tác động giáo dục tích cực trong gia đình và đ- ợc gia đình tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục cùng với nhà tr- ờng cũng nh- xã hội. Tác động giáo dục của gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đối với sự phát triển toàn diện các phẩm chất của nhân cách gốc ở con ng- ời.

Trong nền kinh tế thị tr- ờng, gia đình Việt Nam đã có những biến đổi không ngừng. Điều đó đã kéo theo sự biến đổi của tính chất giáo dục gia đình cũng nh- quan hệ giữa gia đình, nhà tr- ờng với xã hội. Do gia đình biết chủ động và tích cực đầu t-

cho giáo dục, các nhà giáo dục phải biết chú tâm tìm hiểu nhu cầu học tập từ phía gia đình để từ đó nỗ lực suy nghĩ mà tìm kiếm lấy toàn bộ những ph- ơng thức giáo dục hợp lý nhằm nâng cao đ- ợc quy mô, chất l- ợng và hiệu quả của giáo dục nhà tr- ờng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học (Trang 138 - 139)