Xã hội học khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học (Trang 119 - 123)

3.2.1. Khái niệm chung

a) Xã hội học khoa học - công nghệ là gì?

- Khái quát chung về xã hội học khoa học - công nghệ

Xã hội học khoa học - công nghệ là một chuyên ngành của xã hội học nghiên cứu bản chất và quy luật của quá trình xã hội hóa khoa học - công nghệ cho các chủ thể và các nhóm xã hội. Sự nghiệp khoa học - công nghệ đ- ợc coi là quốc sách hàng đầu, nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nên, việc tiến hành tìm hiểu bản chất, quy luật của quá trình xã hội hóa nó thực là một vấn đề cấp thiết đối với tiến trình xác định cơ cấu của hoạt động khoa học - công nghệ, hoạch định ra các thiết

chế tổ chức - quản lý hoạt động khoa học - công nghệ cũng nh- tiến hành chỉ đạo thực hiện các hoạt động sáng chế - phát minh khoa học - công nghệ. Để làm đ- ợc những cái đó, trong điều kiện nh- hiện nay, chúng ta cần phải biết quan tâm đầy đủ đến việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học - công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ, xây dựng và phát triển thị tr- ờng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ.

- Đối t- ợng, nhiệm vụ, ph- ơng pháp nghiên cứu

Đối t- ợng của xã hội học khoa học - công nghệ là quá trình xã hội hóa khoa học - công nghệ cho chủ thể của các nhóm xã hội. Xã hội học khoa học - công nghệ dùng các hệ ph- ơng pháp nghiên cứu chung của xã hội học để tiến hành tìm hiểu nhằm khám phá ra quy luật cũng nh- bản chất của quá trình xã hội hóa khoa học - công nghệ nhằm làm phát triển khoa học và phục vụ thực tiễn.

- Bản chất của quá trình xã hội hóa khoa học - công nghệ và ý nghĩa của xã hội học khoa học - công nghệ

Bản chất của quá trình xã hội hóa khoa học - công nghệ đ- ợc biểu hiện ở chỗ, toàn xã hội thực hiện những tác động để làm cho toàn dân, tất cả các nhóm xã hội đều có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, rõ ràng về vai trò quốc sách hàng đầu của sự nghiệp khoa học - công nghệ đồng thời, lại thực hiện những tác động làm cho mọi cá nhân, mọi nhóm xã hội đều biết chủ động tham gia vào việc giải quyết hệ thống các nhiệm vụ của hoạt động khoa học - công nghệ để học lấy toàn bộ những cách thức hành động trong t- ơng tác ng- ời - nhóm - xã hội khi thâm nhập vào các hành động xã hội và t- ơng tác xã hội theo mục tiêu của cách mạng khoa học - công nghệ.

Khi thực hiện chức năng lý luận nhận thức, miêu tả - dự báo, thực tiễn - cải tạo, thế giới quan - giáo dục, hệ thống tri thức của xã hội học khoa học - công nghệ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn xác đáng. Dựa trên những luận điểm chung của xã hội học đại c- ơng, xã hội học khoa học - công nghệ coi những thành tựu của các lĩnh vực xã hội học chuyên ngành khác nh- là những cơ sở khoa học, tiền đề lý luận cho việc phát triển của mình đồng thời, nó lại cung cấp những cứ liệu khoa học cần thiết cho sự xây dựng nên hệ thống lý luận cho các lĩnh vực xã hội học chuyên ngành đó. Xã hội học khoa học - công nghệ là một chuyên ngành xã hội học, nghiên cứu bản chất, quy luật của quá trình xã hội hóa khoa học - công nghệ nh- là một bộ phận của cơ cấu xã hội hoạt động với t- cách là thiết chế xã hội và có mối quan hệ với các thiết chế xã hội khác nh- thiết chế chính trị, kinh tế, giáo dục, gia đình.v.v...

b) Những vấn đề cơ bản của xã hội học khoa học - công nghệ

Những vấn đề cơ bản của xã hội học khoa học - công nghệ đ- ợc biểu hiện ở những nội dung sau:

1) Tìm hiểu, phát hiện những quy luật chung và quy luật đặc thù của mối quan hệ giữa sự phát triển của xã hội với hoạt động khoa học - công nghệ trong quá trình xã hội hóa khoa học - công nghệ;

2) Khám phá ra cơ chế tác động, hình thức biểu hiện của quá trình xã hội hóa khoa học - công nghệ trong hoạt động của cá nhân cũng nh- của các nhóm xã hội và trong các mối quan hệ xã hội;

3) Xác định những ph- ơng thức tác động để làm cho toàn dân, tất cả các nhóm xã hội đều có thể nhận thức rõ rệt đ- ợc vai trò quốc sách hàng đầu của sự nghiệp khoa học - công nghệ cũng nh- làm cho các cá nhân biết tự thích ứng cao với những biến đổi của khoa học - công nghệ và nghiên cứu để xác định rõ tính chất của môi tr- ờng, ph- ơng tiện, điều kiện khoa học - kỹ thuật trong các quá trình xã hội hóa đó;

4) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là những vấn đề lý luận cơ bản phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n- ớc và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về con đ- ờng hiện đại hóa, công nghiệp hóa trong điều kiện nền kinh tế tri thức của Việt Nam, cung cấp đủ luận cứ khoa học cho việc hoạch định ra các chủ tr- ơng, đ- ờng lối, chính sách của Đảng và Nhà n- ớc;

5) Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng nghiên cứu có định h- ớng ứng dụng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh;

6) Tăng c- ờng năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ trong n- ớc, làm chủ công nghệ hiện đại, nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực cũng nh- tốc độ, chất l- ợng tăng tr- ởng của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế;

7) ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu vực nông thônvà miền núi, chú trọng các vùng đặc biệt khó khăn nhằm phát huy thế mạnh của tong vùng miền, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân;

8) Tập trung đầu t- phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ về số l- ợng, mạnh về chất l- ợng, đạt trình độ quốc tế. Đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình, tiên tiến trong khu vực;

9) Tiếp tục đầu t- mạnh cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ có hiệu quả cho hoạt động quốc phòng, an ninh.

c) Các xu h- ớng nghiên cứu của xã hội học khoa học - công nghệ

- Nghiên cứu lý luận và thực tiễncon đ- ờng phát triển của Việt Nam.

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ con đ- ờng đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện của đất n- ớc, con ng- ời, xã hội Việt Nam và thích ứng với những thay đổi hiện nay của bối cảnh quốc tế. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình công nghiệp hoá rút ngắn, các giải pháp đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất n- ớc trong các điều kiện của nền kinh tế tri thức.

- Nghiên cứu sâu những vấn đề của kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh.

Nghiên cứu bản chất của nền kinh tế thị tr- ờng, nền kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, vấn đề đổi mới và tạo lập đồng bộ các thể chế kinh tế thị tr- ờng ở Việt Nam. Cung cấp luận cứ khoa học cho chiến l- ợc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của cả n- ớc và các ngành, vùng trọng điểm. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng tham gia vào các định chế tài chính - tiền tệ quốc tế. Nghiên cứu về đổi mới hệ thống chính trị, đề xuất giải pháp thực hiện và phát huy dân chủ, củng cố vai trò của Đảng cầm quyền, cải cách bộ máy hành chính Nhà n- ớc. Xây dựng Nhà n- ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu vấn đề quan hệ sở hữu, đảng viên làm kinh tế t- nhân. Nghiên cứu sự biến đổi của cơ cấu xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị tr- ờng, hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế tri thức. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tạo lập và pháttriển đồng bộ thể chế kinh tế thị tr- ờng và hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu những vấn đề về định h- ớng chiến l- ợc cho các hoạt động quốc phòng, an ninh của n- ớc ta trong 10 - 50 năm tới, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về tiến trình lịch sử và diện mạo của nền văn hoá Việt Nam, những giá trị văn hoá mới của Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nghiên cứu về vấn đề phát triển toàn diện con ng- ời Việt Nam mới

Nghiên cứu cơ bản về con ng- ời, nguồn nhân lực với t- cách là chủ thể xã hội, có trình độ học vấn cao, mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá - văn minh của nhân loại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất n- ớc.

- Nghiên cứu dự báocác xu thế phát triển của thế giới.

Nghiên cứu bản chất, đặc điểm, nội dung của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và sự phát triển củanền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI, trong đó, chú trọng mặt xã hội và sự tác động của cuộc cách mạng này đến tiến trình phát triển của Việt Nam. Nghiên cứu dự báo các xu thế phát triển chủ yếu của xã hội trên phạm vi toàn thế giới và khu vực trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá đến sự phát triển. Dự báo độngthái và xu thế phát triển chủ yếu kinh tế - xã hội ở khu vực và trên thế giới, tranh thủ tối đa thời cơ cùng lợi thế, phòng ngừa và giảm thiểu các bất lợi, rủi ro, tập trung mọi nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng cũng nh- bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa t- bản hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự tác động về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự của chủ nghĩa t- bản hiện đại đến tiến trình phát triển của xã hội. Tìm hiểu những tác động của các chủ thể mới trong quan hệ quốc tế đang có ảnh h- ởng trực tiếp đến chiến l- ợc phát triển của Việt Nam nh- thế nào nhằm xác định rõ vị thế, vai trò, b- ớc đi, chính sách hội nhập của Việt Nam vào các thể chế kinh tế - xã hội toàn cầu và khu vực.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nhập môn xã hội học (Trang 119 - 123)