173 Kiểm tra tính pháp lý và việc thực hiện quy chế đấu thầu, hợp đồng kinh tế giữa

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 73 - 74)

16. hi phí thuế TNDN hoãn lạ

173 Kiểm tra tính pháp lý và việc thực hiện quy chế đấu thầu, hợp đồng kinh tế giữa

- Kiểm tra tính pháp lý và việc thực hiện quy chế đấu thầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tƣ ký với các nhà thầu tƣ vấn, xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị.

Sau khi kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tƣ, KTV phải đƣa ra nhận xét về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tƣ xây dựng dự án.

b. Kiểm tra nguồn vốn đầu tư: Đặc điểm của nguồn vốn đầu tư

- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn rất ít nhƣng lại rất quan trọng và có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình đầu tƣ dự án.

- Giá trị của mỗi nghiệp vụ thƣờng rất lớn và có thể sử dụng nhiều nguồn vốn để đầu tƣ.

- Có nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, cấp phát, cho vay, thanh toán và sử dụng làm cho việc kiểm tra tính đúng đắn càng phức tạp.

- Mỗi một nguồn vốn lại có các quy định riêng. Do đó, thủ tục tiến hành khác nhau gây khó khăn trong việc kiểm tra.

Các rủi ro có thể xảy ra đối với nguồn vốn đầu tư

- Nguồn vốn đầu tƣ bị trình bày sai lệch so với thực tế diễn ra. - Phản ánh không đầy đủ các nguồn vốn đầu tƣ.

- Từng loại nguồn vốn đầu tƣ bị phản ánh thiếu chính xác. - Phân loại nhầm các nguồn vốn đầu tƣ.

- ...

Mục tiêu kiểm toán nguồn vốn đầu tư

- Quá trình KSNB đối với nguồn vốn đầu tƣ phải đầy đủ và đảm bảo tính hữu hiệu trong quá trình hoạt động.

- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn đầu tƣ thì thực sự đã xảy ra và đƣợc ghi chép đầy đủ.

- Các nguồn vốn đầu tƣ đƣợc quản lý, sử dụng và đánh giá đúng đắn. - Các nguồn vốn đầu tƣ đƣợc trình bày đúng đắn.

- Số dƣ của các tài khoản nguồn vốn đầu tƣ phải đƣợc tính toán chính xác và thống nhất với sổ cái.

Phương pháp kiểm tra

Việc kiểm tra nguồn vốn đầu tƣ đƣợc thực hiện chủ yếu tại đơn vị chủ đầu tƣ. Trong những trƣờng hợp cần thiết, KTV phải lấy đối chiếu, các nhận của ngân hàng, kho bạc nhà nƣớc, cơ quan cấp phát vốn đầu tƣ, bộ ngành chủ quản và các cơ quan hữu quan. Việc kiểm tra bao gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra, đối chiếu cơ cấu vốn và số vốn đầu tƣ thực hiện, đã thanh toán theo từng nguồn vốn qua từng năm so với số đƣợc duyệt;

- Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn đầu tƣ so với cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ xác định trong quyết định đầu tƣ;

- Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tƣ của dự án có chấp hành đúng chế độ và thẩm quyền quy định không.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)