141 + Xem xét việc kiểm quỹ và đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt hàng ngày có đƣợc đơn vị

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 41 - 42)

+ Xem xét việc kiểm quỹ và đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt hàng ngày có đƣợc đơn vị thực hiện nề nếp hay không.

+ Xem xét việc thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt cuối tháng và đối chiếu với sổ kế toán có đƣợc thực hiện nghiêm túc, đều đặn không.

+ Kiểm tra việc chấp hành quy định về nộp ngay số thu tiền mặt vào ngân hàng (gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng) và chấp hành quy định về tồn quỹ tiền mặt.

Sự chấp hành lỏng lẻo các quy định trên sẽ chứa đựng tiềm ẩn sự gian lận, sai sót, lạm dụng; thậm chí biển thủ tài sản.

- Khảo sát, xem xét việc tổ chức bảo quản tiền mặt, kể cả việc bảo hiểm tiền mặt và vấn đề ký quỹ của thủ quỹ (nếu có); Bao gồm:

+ Xem xét hệ thống bảo vệ tiền mặt của đơn vị, nhƣ két đựng tiền, hệ thống chống cháy, hệ thống báo động,... có đảm bảo an toàn cho tiền mặt tại quỹ hay không.

+ Xem xét đối với trƣờng hợp đơn vị có mua bảo hiểm tài sản nói chung để thấy đƣợc sự coi trọng của đơn vị đối với sự an toàn của tài sản, trong đó có tiền mặt. Trƣờng hợp đơn vị có quy định và thực hiện quy định về việc ký quỹ đối với thủ quỹ cũng là thể hiện sự ngăn ngừa gian lận, biển thủ và tăng thêm tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm của thủ quỹ đối với bảo vệ tiền mặt.

Những công việc khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt nói trên giúp cho kiểm toán viên đánh giá đƣợc mức độ hiệu lực của kiểm soát nội bộ và mức độ rủi ro kiểm soát đối với tiền mặt, Từ đó xác định phạm vị và thiết kế các khảo sát cơ bản để kiểm toán đối với các số liệu kế toán về tiền mặt.

Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ thu, chi tiền mặt

Ngoài các phân tích cơ bản có thể thực hiện để đánh giá sơ bộ sự biến động của tiền mặt thực hiện tƣơng tự nhƣ các thông tin tài chính khác; kiểm toán viên chủ yếu thực hiện các khảo sát chi tiết về nghiệp vụ và số dƣ tài khoản, trên cơ sở kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán.

Dƣới đây là các mục tiêu kiểm toán (cơ sở dẫn liệu) cơ bản và các thủ tục kiểm toán chủ yếu, phổ biến thƣờng áp dụng để thu thập bằng chứng xác nhận cho các cơ sở dẫn liệu tƣơng ứng trong khảo sát chi tiết về nghiệp vụ thu, chi tiền mặt:

- “Sự phát sinh” (Có thật) của các khoản thu, chi tiền mặt đã ghi sổ: Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt ghi sổ đã thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý.

Để thu thập bằng chứng kiểm toán xác nhận cho cơ sở dẫn liệu (mực tiêu kiểm toán) nói trên, kiểm toán viên thƣờng tiến hành các thủ tục kiểm toán chủ yếu:

+ Kiểm tra bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của ngƣời có trách nhiệm (chữ ký phê duyệt, tính hợp lý, đúng đắn của sự phê duyệt). Cần lƣu ý kiểm tra mẫu những chứng từ chi tiền có khoản chi lớn hay bất thƣờng về nội dung chi; Xem xét các trƣờng hợp chi đó có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ gốc chứng minh và có hợp lý, hợp lệ hay không.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)