142 + Đối chiếu chứng từ thu, chi tiền mặt với các tài liệu, chứng từ gốc chứng minh

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 42 - 44)

+ Đối chiếu chứng từ thu, chi tiền mặt với các tài liệu, chứng từ gốc chứng minh nghiệp vụ thu, chi tiền mặt. Kiểm tra tên và số tiền của ngƣời nộp tiền, nhận tiền trên chứng từ thu, chi tiền mặt và trên các chứng khoán khác có liên quan. Lƣu ý xem xét các chứng từ về giảm giá, chiết khấu, hoa hồng trong mua bán hàng; đối chiếu với các hóa đơn hay hợp đồng mua bán để xem xét có đảm bảo phù hợp, nhất quán hay không.

+ Kiểm tra, xem xét việc ghi chép nhật ký quỹ (thu, chi tiền mặt); Kiểm tra, đối chiếu việc thực ghi sổ kế toán tiền mặt và các sổ kế toán có liên quan (sổ mua hàng, bán hàng, thanh toán,...)

+ Kiểm tra các khoản chi tiền cho khách hàng về giảm giá, hoa hồng đại lý,... có đúng chính sách bán hàng đã đƣợc quy định hay không. Kiểm tra đối chiếu việc ghi sổ kế toán các tài khoản liên quan để đảm bảo rằng khoản tiền đã thực chi và khách hàng thực nhận.

+...

- “Sự tính toán, đánh giá” (Tính giá): Các khoản thu, chi tiền mặt ghi sổ kế toán

đều đƣợc tính toán, đánh giá đúng đắn (đặc biệt là đối với ngoại tệ, vàng bạc, đá quý). Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:

+ Kiểm tra việc tính toán thu, chi tiền mặt và đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với sổ của thủ quỹ. Việc kiểm tra này chủ yếu áp dụng đối với thu, chi tiền mặt là ngoại tệ hay vàng bạc, đá quý (kiểm tra số liệu về số lƣợng nguyên tệ, tỷ giá ngoại tệ; số lƣợng và phẩm cấp vàng bạc, đá quý, phƣơng pháp đánh giá vàng bạc, đá quý).

+ Cũng cần lƣu ý kiểm tra việc tính toán các khoản giảm giá, hoa hồng đại lý,... đã chi trả tiền mặt.

+ Trong những trƣờng hợp xét thấy cần thiết, kiểm toán viên tự tính toán lại số liệu và đối chiếu với số liệu của chính đơn vị đƣợc kiểm toán.

+...

- “Tính đầy đủ”: Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt đều đƣợc ghi sổ kế toán đầy đủ. Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến bao gồm:

+ Kiểm tra số lƣợng bút toán ghi sổ với số lƣợng các phiếu thu hay phiếu chi tiền mặt; Đối chiếu chọn mẫu một số chứng từ thu, chi tiền mặt với sổ nhật ký quỹ và sổ kế toán liên quan khác để đánh giá sự đầy đủ trong hạch toán tiền mặt.

+ Kiểm tra số thứ tự của các chứng từ thu, chi tiền mặt ghi trên sổ kế toán cũng nhƣ trên sổ quỹ để đảm bảo không có sự ghi trùng hay bỏ sót (thiếu) trong hạch toán các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt trong kỳ.

+ Tiến hành khảo sát đồng thời (hoặc tham chiếu) với các nghiệp vụ thanh toán trong chu kỳ “mua hàng và trả tiền” và chu kỳ “bán hàng và thu tiền” để phát hiện các nghiệp vụ ghi trùng hay bỏ sót - nếu có.

143

- “Sự phân loại và hạch toán đúng đắn” (Chính xác): Các nghiệp vụ thu, chi tiền

mặt đƣợc phân loại và hạch toán chính xác về số liệu, đúng tài khoản, đúng quan hệ đối ứng.

Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu và phổ biến gồm:

+ Kiểm tra việc ghi chép trên các chứng từ thu, chi tiền mặt có đảm bảo đầy đủ và rõ ràng về nội dung cũng nhƣ sự chính xác về số liệu.

+ Kiểm tra việc phân loại và hạch toán vào các sổ kế toán tƣơng ứng (sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của tiền mặt, sổ các tài khoản đối ứng) để xác nhận sự hạch toán chính xác số liệu và đúng quan hệ đối ứng.

+ So sánh đối chiếu giữa chứng từ thu, chi tiền mặt với bút toán ghi sổ tƣơng ứng về số, ngày và số tiền xem có đảm bảo hạch toán chính xác từ chứng từ vào sổ kế toán không.

+...

- “Tính đúng kỳ”: Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt phát sinh đƣợc ghi sổ kế toán kịp thời, đúng kỳ.

Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến gồm:

+ So sánh ngày phát sinh nghiệp vụ thu, chi tiền mặt (ngày trên chứng từ) với ngày cập nhật chứng từ vào sổ kế toán để đánh giá tính hợp lý và kịp thời (đúng kỳ).

+ Đối chiếu, so sánh ngày ghi sổ của từng nghiệp vụ thu, chi tiền mặt giữa các sổ có liên quan nhƣ: sổ quỹ, sổ kế toán tiền mặt, sổ thanh toán với ngƣời bán, sổ thanh toán với ngƣời mua, sổ tiền gửi ngân hàng,... để xem xét sự phù hợp, đầy đủ, kịp thời.

Trên thực tế, có nhiều khả năng xảy ra những sai sót, gian lận liên quan đến tiền mặt. Chẳng hạn, ngƣời bán hàng thu tiền mặt trực tiếp nhƣng cố tình chƣa ghi sổ hay ghi sổ chậm (thủ thuật Lapping) hay chậm nộp tiền để lạm dụng tiền của đơn vị trong một thời gian cho mục đích tƣ lợi. Điều này có thể đƣợc phát hiện khi nhận thấy khoảng cách giữa thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng hay thời điểm thu tiền của ngƣời mua với thời điểm hạch toán thu tiền mặt vào sổ kế toán (hoặc thời điểm lập phiếu thu) là quá lớn. Kiểm toán viên cũng cần lƣu ý các khoản chi tiền cho ngƣời mua nhƣ khoản giảm giá, chiết khấu, hoa hồng,... có đƣợc ghi chép đầy đủ hay không. Hoặc nghiệp vụ xóa sổ kế toán khoản nợ khó đòi đã xử lý có đƣợc thực hiện ghi sổ hay chƣa. Đôi khi, thủ thuật lấp liếm trong hạch toán các khoản thu tiền mặt nhằm che đậy sự thiếu hụt tiền mặt tại quỹ cũng có thể đƣợc phát hiện khi kiểm tra ngày ghi sổ tiền mặt và sổ kế toán khác có đảm bảo nhất quán, kịp thời và đúng kỳ hay không.

Ngoài ra, kiểm toán viên cũng có thể tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định liên quan đến nộp (gửi) tiền mặt vào ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng.

Trong kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, thông thƣờng kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chọn mẫu; Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý kiểm tra các nghiệp vụ thu chi bất thƣờng, các nghiệp vụ có số tiền lớn, các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ kế toán

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)