171Chƣơng trình kiểm toán của mỗi công ty kiểm toán do kiểm toán viên và công ty

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 71 - 72)

16. hi phí thuế TNDN hoãn lạ

171Chƣơng trình kiểm toán của mỗi công ty kiểm toán do kiểm toán viên và công ty

Chƣơng trình kiểm toán của mỗi công ty kiểm toán do kiểm toán viên và công ty kiểm toán lập và thực hiện, có thể khác nhau và khác nhau cho từng cuộc kiểm toán nhƣng phải đảm bảo mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán

Giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn KTV áp dụng các phƣơng pháp kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán theo chƣơng trình kiểm toán đã xây dựng làm cơ sở đƣa ra ý kiến về Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành. Trong giai đoạn này, việc thu thập và xử lý các bằng chứng của KTV phải vận dụng quy định tại Chuẩn mực kiểm toán số 500 “Bằng chứng kiểm toán”; Chuẩn mực kiểm toán số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác”; Chuẩn mực kiểm toán số 250 “Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định.”

Bằng chứng kiểm toán là tất cả các số liệu, tài liệu, thông tin dƣới dạng văn bản, hình ảnh, lời nói ghi đƣợc, do KTV thu thập đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau bên trong hoặc bên ngoài đơn vị, thông qua các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. KTV phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn đó và đƣa ra kết luận chính thức. Khi không thu thập đƣợc đầy đủ các bằng chứng thích hợp cho một thông tin trọng yếu, KTV phải đƣa ra ý kiến chấp nhận từng phần.

Khi thu thập bằng chứng kiểm toán, KTV phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán để đảm bảo rủi ro kiểm toán giảm xuống thấp đến mức có thể chấp nhận đƣợc. Khi thiết kế các thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định các phƣơng pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử kiểm tra trong tổng thể. Các phƣơng pháp có thể đƣợc lựa chọn là:

a) Chọn toàn bộ (Kiểm tra 100%): Khi xác định dự án có nhiều rủi ro, có dấu hiệu kiện tụng, tranh chấp, dự án sai phạm nhiều thủ tục đầu tƣ, chất lƣợng công trình yếu kém hoặc do khách hàng yêu cầu;

b) Chọn phần tử đặc biệt: Khi xác định dự án ít rủi ro, thực hiện nghiêm túc thủ tục đầu tƣ, dự án có nhiều hạng mục tƣơng tự nhau… thì chỉ chọn các phần việc có giá trị lớn, các hạng mục nghi ngờ có rủi ro hoặc chọn bất kỳ;

c) Lấy mẫu thống kê hoặc phi thống kê đƣợc áp dụng cho các phần việc ít có khả năng sai sót hoặc phần việc tƣơng tự nhau lặp đi lặp lại nhiều lần. Phƣơng pháp này hiệu quả kinh tế cao nhƣng cũng dễ bị rủi ro kiểm toán.

Đơn vị đƣợc kiểm toán có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật và các quy định trong đầu tƣ xây dựng dự án. KTV phải có thái độ thận trọng trong nghề nghiệp để phát hiện ra các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định pháp luật dẫn đến sai sót làm ảnh hƣởng trọng yếu đến Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành.

Chuẩn mực kiểm toán quy định: Khi có dấu hiệu không tuân thủ pháp luật và các quy định, KTV phải trao đổi với đơn vị đƣợc kiểm toán và các cơ quan chức năng có liên quan; phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để khẳng định mức độ ảnh hƣởng hay không ảnh hƣởng trọng yếu đến Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành. Nếu KTV phát hiện có những ảnh hƣởng trọng yếu đến Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)