169giúp KTV phân công công việc cho trợ lý KTV, kỹ thuật viên và phối hợp công việc hiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 69 - 70)

16. hi phí thuế TNDN hoãn lạ

169giúp KTV phân công công việc cho trợ lý KTV, kỹ thuật viên và phối hợp công việc hiệu

giúp KTV phân công công việc cho trợ lý KTV, kỹ thuật viên và phối hợp công việc hiệu quả đơn vị đƣợc kiểm toán.

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải hiểu biết đƣợc về tình hình dự án để nhận biết đƣợc các sự kiện, nghiệp vụ và vấn đề có ảnh hƣởng trọng yếu đến báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành và khả năng hoàn thành công việc theo kế hoạch nêu ra. Phạm vi của kế hoạch kiểm toán sẽ thay đổi tùy theo và quy mô của dự án, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, kinh nghiệm và hiểu biết của KTV về dự án.

Theo quy định chung, việc lập kế hoạch kiểm toán trên phải tận dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán. Theo đó, kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành gồm 2 bộ phận:

 Kế hoạch kiểm toán tổng thể.  Chƣơng trình kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả mục tiêu, phạm vi và các bƣớc công việc để tiến hành cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết các nội dung cơ bản làm cơ sở để lập chƣơng trình kiểm toán. Hình thức và quy mô của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tùy thuộc và quy mô của dự án, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán.

Những vấn đề chủ yếu mà KTV phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm:

a. Hiểu biết về tình hình dự án và tình hình đơn vị được kiểm toán:

Trong bƣớc công việc này, KTV tìm hiểu những thông tin chung về dự án và tình hình đơn vị đƣợc kiểm toán giúp KTV xác định phạm vi và các khía cạnh cần tập trung trong cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trong bƣớc công việc này chƣa đặt ra mục tiêu thu thập bằng chứng kiểm toán. Các thông tin mà KTV cần thu thập bao gồm:

- Hiểu biết chung về lĩnh vực quản lý dự án đầu tƣ xây dựng và những thay đổi về chính sách quản lý đầu tƣ xây dựng trong giai đoạn thực hiện dự án có ảnh hƣởng quan trọng đến dự án;

- Các đặc điểm cơ bản của dự án: Tính chất của dự án, thời gian khởi công, thời gian hoàn thành; tổng mức đầu tƣ và nguồn vốn đầu tƣ của dự án, số lƣợng các công trình, hạng mục công trình của dự án; số lƣợng các nhà thầu; hình thƣớc lựa chọn các nhà thầu; những bổ sung thay đổi lớn của dự án trong quá trình đầu tƣ, hình thức quản lý dự án…;

- Tình hình hồ sơ báo cáo quyết toán của dự án: đã hoàn thành, mức độ hoàn thành; - Năng lực quản lý của chủ đầu tƣ (Ban quản lý).

b. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB:

Bên cạnh việc thu thập thông tin chung về dự án, về đơn vị đƣợc kiểm toán, KTV còn cần có sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB để làm cơ sở đánh giá rủi ro kiểm soát trong hoạt động của dự án và lựa chọn các phép thử nghiệm trong quá trình thực hiện kiểm toán. KTV tìm hiểu về cấc vấn đề sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kiểm toán tài chính: Phần 2 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)