Khảo sát chi tiết về nghiệp vụ và số dƣ tiền đang chuyển có thể đƣợc vận dụng tƣơng tự nhƣ đối với tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Công việc khảo sát chủ yếu và đặc thù thƣờng đƣợc tiến hành gốm:
- Lập bảng kê danh sách các khoản chuyển tiền liên ngân hàng cho tất cả các tài khoản liên quan để kiểm tra séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi; đặc biệt các nghiệp vụ phát sinh và đƣợc hạch toán trong những ngày trƣớc và sau ngày khóa sổ để lập báo cáo tài chính, nhằm xem xét các khoản tiền đó có đƣợc phản ánh chính xác hay không, có đúng quy định của chế độ tài chính hay không.
- Kiểm tra việc tính toán, đánh giá đối với các khoản tiền đang chuyển là ngoại tệ (sô lƣợng nguyên tệ, tỷ giá hối đoái và kết quả tính toán) của các nghiệp vụ trong kỳ và số dƣ cuối kỳ; Trƣờng hợp xét thấy cần thiết, kiểm toán viên có thể tính toán lại và đối chiếu với số liệu của đơn vị để đánh giá hợp lý, chính xác.
- Kết hợp (tham chiếu) với việc khảo sát chi tiết đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng để xem xét tính hợp lý, trung thực của các nghiệp vụ và số dƣ có liên quan đến tiền đang chuyển.
- Kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dƣ tài khoản tiền dang chuyển tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo tài chính (đặc biệt lƣu ý đối với ngoại tệ) và so sánh với số liệu đã trình bày trên báo cáo tài chính nhằm xem xét, đánh giá về tính đầy đủ, chính xác trong cộng dồn và tính nhất quán, phù hợp trong trình bày và công bố thông tin tài chính.
Đối với các khoản tƣơng đƣơng tiền, việc kiểm toán đƣợc thực hiện kết hợp khi kiểm toán các thông tin về các khoản đầu tƣ (các khoản phải thu trong đầu tƣ) về cơ bản tƣơng tự nhƣ kiểm toán các khoản phải thu khác. Tuy nhiên cần xem xét sự đảm bảo đúng đắn, chính xác trong xác định, phân loại và hạch toán các khoản nói trên.
âu hỏi và bài tập ôn tập chƣơng 9:
Câu hỏi:
1. Cho biết đặc điểm đối tƣợng kiểm toán chu trình vốn bằng tiền?
2. Cho biết mục đích và nguồn tài liệu phục vụ kiểm toán chu trình vốn bằng tiền? 3. Những sai sót tồn tại trong chu trình vốn bằng tiền?
4. Nội dung kiểm toán chu trình vốn bằng tiền?
Bài tập:
Ngày 2/2/N+1, Anh (chị) đƣợc giao thực hiện kiểm toán tài khoản kế toán tiền mặt (TK 111) của doanh nghiệp A (DN A) cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/N. Trong quá trình thực hiện công việc Anh (chị) đã thu thập đƣợc một số bằng chứng kiểm toán sau:
1. Phiếu chi số 250 ngày 29/4/N chi 131.000.000đ để Chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5. Biết rằng tại thời điểm này số dƣ quỹ khen thƣởng là 500.000.000đ, kế toán đã hạch toán:
151 Nợ TK 641: 25.000.000 Nợ TK 641: 25.000.000
Nợ TK 627: 75.000.000
Có TK 111: 131.000.000
2. Giấy báo nợ số 253 ngày 30/4/N chi tiền mua 01 bộ máy in số tiền thanh toán đã bao gồm cả thuế VAT 10% là 11.000.000 đ, đơn vị hạch toán:
Nợ TK 153: 11.000.000
Có TK 112: 11.000.000
3. Phiếu thu số 302 ngày 5/6/N có nội dung: Ông Nguyễn Văn B nộp tiền bán 05 tấn thành phẩm X số tiền 55.000.000 đ (đã bao gồm VAT 10%). Đơn giá tồn kho 1 tấn thành phẩm X là 8.000.000 đ. Hạch toán:
Nợ TK 111: 55.000.000
Có TK 152: 55.000.000
(Biết rằng đơn vị chƣa hạch toán doanh thu, giá vốn của lô hàng này)
4. Giấy báo có số 985 ngày 3/12/N mua 01 máy tính để bàn số tiền 33.000.000 đ. Hạch toán:
Nợ TK 213: 30.000.000 Nợ TK 133: 3.000.000
Có TK 112: 33.000.000
5. Phiếu thu số 340 ngày 25/6/N thu nợ công ty B số tiền 200.000.000 đ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 131: 200.000.000 Có TK 111: 200.000.000
êu cầu:
1. Phát hiện sai sót và lập các bút toán điều chỉnh cần thiết 2. Tính ảnh hƣởng đến Kết quả hoạt động SXKD của đơn vị
Biết rằng Doanh nghiệp A: áp dụng phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho là phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên và nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ
152