II. Những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu thịt lợn Việt Nam
3. Hàng rào bảo hộ của một số nớc nhập khẩu thịt lợn chính trên thế giớ
3.1. Hàng rào bảo hộ đối với hàng thịt lợn nhập khẩu của Mỹ
• Về thuế quan
Hoa Kỳ áp dụng thuế quan tính theo phần trăm trên cơ sở giá FOB trong khi phần lớn các nớc khác tính theo giá CIF. Vì giá FOB thấp hơn giá CIF nên mức độ bảo hộ bằng thuế quan tơng đối của Hoa kỳ do vậy cũng thấp hơn các nớc khác.
• Các biện pháp phi thuế:
Hàng rào kỹ thuật
Sản phẩm tiêu thụ trên thị trờng Mỹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về nhiều mặt. Ngời sản xuất phải chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng đợc những tiêu chuẩn, yêu cầu và sản phẩm trớc khi chúng thâm nhập thị trờng. Ngay cả khi những quy định này không cố ý tạo ra sự phân biệt đối xử, thì sự phức tạp của hệ thống luật pháp của Mỹ có thể là một cản trở trong việc thâm nhập thị trờng. Mỹ áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm hữu cơ, đa ra các quy tắc về nhãn mác đối với thịt nhập khẩu, cá ngừ... các yêu cầu về
kích cỡ, loại, chất lợng và độ chín của nhiều loại hoa quả. Để có thể xuất khẩu thịt và gia cầm vào Mỹ, nớc xuất khẩu phải đợc Mỹ chứng nhận là vùng miễn dịch bệnh và có hệ thống kiểm tra chất lợng tơng đơng nh các Mỹ. Hiện nay mới chỉ có 33 nớc đáp ứng đợc yêu cầu này.
Ngoài ra, các yêu cầu kỹ thuật cũng đợc áp dụng ở cấp bang. Ví dụ ở bang Idaho, quy định bao gói của các sản phẩm lơng thực có chứa trứng nhập khẩu phải ghi "sản phẩm này có chứa trứng nhập khẩu'".
Về đánh giá xem sản phẩm có tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật hay không do chính quyền liên bang, tiểu bang, khu vực, hoặc cơ quan kiểm tra độc lập tiến hành. Việc đánh giá cũng có thể do ngời cung cấp (ngời sản xuất hoặc nhập khẩu) tiến hành. Hệ thống đánh giá hợp chuẩn của Mỹ có tính độc nhất ở chỗ việc đánh giá hợp chuẩn trong lĩnh vực tiểu chuẩn chủ yếu dựa vào khai báo của ngời cung cấp, và phần lớn đợc thực thi thông qua các luật lệ về trách nhiệm sản phẩm.
Đáng chú ý là Mỹ sử dụng rất ít, hoặc thậm chí không áp dụng các tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế. Trong khi các thành viên WTO tham gia hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thơng mại đều cam kết sẽ áp dụng tới mức nhiều nhất có thể các tiêu chuẩn này. Mặc dù một số lợng đáng kể các tiêu chuẩn của Mỹ đợc coi là "tơng đơng" với các tiêu chuẩn Quốc tế, và trên thực tế một số các tiêu chuẩn này đợc sử dụng rộng rãi trên thế giới, rất ít tiêu chuẩn Quốc tế đợc áp dụng trực tiếp. Một số tiêu chuẩn của Mỹ còn bất cập với các tiêu chuẩn Quốc tế. Do đó các nhà xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ hệ thống tiêu chuẩn của Mỹ trớc khi muốn xuất khẩu vào nớc này.
Những yêu cầu về kiểm dịch động thực vật của Mỹ có thể gây ra chậm trễ trong việc làm thủ tục hải quan. Nhà xuất khẩu nông lâm thuỷ sản phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể mới đợc phép xuất khẩu vào Mỹ. Thủ tục kéo dài trớc khi đợc phép xuất khẩu là một trở ngại lớn. Những thủ tục lấy mẫu, kiểm tra và chứng nhận chất lợng tại cửa khẩu đợc coi là phức tạp và khắt khe, đặc biệt gây trở ngại cho hàng dễ hỏng trên đờng vận chuyển.
Chống bán phá giá: Hoa kỳ đã duy trì việc áp dụng Đạo luật chống bán phá giá năm 1916. Đạo luật này có lẽ là nguồn lớn nhất che giấu chủ nghĩa bảo hộ của Hoa kỳ và nhiều nớc khác rất quan ngại và khiếu kiện tại WTO. Một ban hội thẩm của WTO đã ra phán quyết kết luận rằng Đạo luật này vi phạm điều VI:1 và V:2 của GATT 1994, một vài điều khoản của Hiệp định chống bán phá giá và điều XVI:4 của Hiệp định thành lập WTO.