đã chứng minh : Chăm sóc sức khỏe là nhu cầu cơ bản của con người, là mục tiêu lâu dài của sự phát triển XH. Sức khỏe thể chất và tinh thần (tâm lý ) của trẻ em có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, đối với sự thịnh vượng, phồn vinh của các cộng đồng XH. Với ý nghĩa này gia đình được chia làm ba loại :
- Gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ : đứa trẻ được quan tâm, chăm sóc chu đáo cả về thể chất và tinh thần.
- Gia đình thiếu hụt cha hoặc mẹ (gia đình khiếm khuyết mẹ hoặc cha) loại gia đình này thể hiện trong thực tiễn rất đa dạng: gia đình có cha mẹ ly dị, con ở
với mẹ hoặc cha, đứa trẻ không được hưởng sự chăm sóc đầy đủ của cha và mẹ;
gia đình có cha hoặc mẹ đã qua đời, con chỉ được sự chăm sóc của cha hoặc mẹ. Do những đứa trẻ trong các gia đình này chỉ được sự chăm sóc của cha hoặc mẹ nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thường không được đáp ứng đầy đủ, ăn uống thất thường và thiếu cả sự động viên, khích lệ, âu yếm, yêu thương từ cha và mẹ. Sự bất hạnh này thường tạo ra những cảm xúc u buồn, tự ti rõ rệt ở trẻ. Những trẻ ở gia đình như thế này thường có tính lạnh nhạt, đơn độc. Thêm vào đó thiếu sự giáo dục của cha và mẹ, đứa trẻ không cân bằng về nét tính cách, dễ bị kích động, hung tích hoặc chai lỳ… Tỉ lệ trẻ tự kỷ ở các gia đình thiếu hụt cha hoặc mẹ cao hơn ở gia đình những trẻ được chăm sóc yêu thương của cả cha và mẹ.
Những đứa trẻ sống trong các gia đình này từ nhỏ đã thiếu vắng các mẫu hành vi giới của cha hoặc mẹ, lớn lên trẻ lung túng, khó thích ứng, khó hợp tác với người xung quanh, tự ti nhút nhát, rụt rè khi giao tiếp, khó hợp tác với những người khác giới, hoặc đồng giới.
- Gia đình cá biệt : Là gia đình có mẹ và bố dượng, có cha và mẹ kế, có cha nuôi mẹ nuôi ; gia đình chỉ có mẹ ( vì sinh con ngoài giá thú). Hầu hết những đứa trẻ ở các gia đình này không được hưởng sự chăm sóc đầy đủ, từ cha hoặc mẹ, đặc biệt về mặt tâm lý, số đông trẻ ở gia đình này có mặc cảm mình thiếu cha che chở, vắng mẹ chăm sóc, hoặc cả hai nên lúc nào cũng cảm thấy mình thiếu thốn tình cảm. Mặc cảm này được biểu hiện ở các phản ứng hành vi buồn rầu, e ngại, thụ động, nhút nhát… Trường hợp ngược lại, do quá thiếu thốn, các đối tượng không được thỏa mãn nhu cầu thiết yếu bị ăn đói, mặc rách, hoặc bị hành hạ về thân xác hoặc tinh thần thì những đứa trẻ này dễ có tâm lý “ bất cần”, dễ bị cám dỗ vào các tệ nạn xã hội. Theo đó, không ít người lớn xung quanh nhìn trẻ bằng con mắt thiếu đồng cảm, hoặc miệt thị, khinh bỉ nếu không may trẻ phạm lỗi.