Đặc điểm cơ cấu giáo viên trong các trường MNTT quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 47)

- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục

2.2.2.Đặc điểm cơ cấu giáo viên trong các trường MNTT quận Cầu Giấy

e. Trình độ văn hóa, nhận của phụ huynh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của sự phối hợp

2.2.2.Đặc điểm cơ cấu giáo viên trong các trường MNTT quận Cầu Giấy

- Bậc học MN quận Cầu Giấy trong 10 năm gần đây đã có những bước tiến rõ rệt. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 75% xuống còn 2% và tỉ lệ trẻ em đạt chuẩn phát triển tăng từ 75% lên >90%. Để đạt được kết quả trên phải kể đến sự phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng tăng của đội ngũ GVMN và CBQL các trường mầm non trong quận

Bảng 2.2. Thực trạng CBQL và GVMN

Đối tượng

Tổng

số Trên đại học Đại học Cao Đẳng Trung cấp Số người % Số người % Số người % Số người % CBQL CL 38 6 15.7 26 68.6 6 15.7 0 0 0 TT 32 3 9.3 28 87.6 1 3.1 0 0 0 GVNT CL 276 0 0 18 6.5 168 60.8 90 32.7 0 TT 149 0 0 15 10 49 33 85 57 0 GVMG CL 617 1 0.2 145 24 292 47 179 28.8 0

TT 294 2 0.6 83 28 114 38.7 95 32.7 0 294 2 0.6 83 28 114 38.7 95 32.7 0 Tổng số GV CL 893 1 0.1 163 18.2 460 51.5 269 30.2 0 TT 433 2 0.5 98 22.6 163 37.6 180 39.3 0 Tổng chung 1336 3 0.2 261 19.5 623 47 449 33.3 0 Biểu đồ 2.1 – Tỷ lệ trình độ GV các trường MNTT

Nhận xét: Chỉ tính từ năm 2007 đến nay, số lượng GVMN trong toàn quận đã tăng gấp 2,3 lần (năm 2007 có 601 GV thì năm 2011 đã tăng lên 1336 GV). Những năm đầu thành lập giáo viên mầm non chủ yếu là trình độ trung cấp, sơ cấp hoặc bảo mẫu chưa qua đào tạo, đến nay 100% giáo viên đạt chuẩn (được đào tạo trung cấp trở lên) trong đó trình độ đại học và trên đại học là 300 GV chiếm 28.6%, trình độ cao đẳng là 593 GV chiếm 44.4%, trình độ trung cấp là 357 GV chiếm 27%.

Khối MNTT có 433 giáo viên đều đạt chuẩn trở lên , trong đó trên đại học 0.5%; Đại học 22.6%; Cao đẳng 37.6%; Trung cấp 39.3%

Đội ngũ CBQL trong các trường MNTT quận Cầu Giấy cũng được đào tạo, bồi dưỡng và phát triển không ngừng. Tổng số CBQL các trường MN là 32 người chỉ có 1 đồng chí có trình độ cao đẳng ; 28 đ/c có trình độ đại học ( chiếm 87.6%) và 3 đồng chí có trình độ thạc sĩ (chiếm 9.3 %).

Trong trường MN nói chung và MNTT nói riêng, giáo viên thường được chia dạy theo hai khối đó là giáo viên khối nhà trẻ ( chăm sóc giáo dục trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng) và khối mẫu giáo (chăm sóc, giáo dục trẻ tuổi từ 36 tháng đến 60 tháng). So với tỷ lệ GV ở MNCL thì GVMG > GVNT rất nhiều thì tỷ lệ GVMG và GVNT rong các trường MNTT là tương đương nhau do nhu cầu đến lớp của lứa tuổi nhà trẻ gửi ở các trường MNTT nhiều hơn mẫu giáo, bởi vì trong các trường MNCL thì chỉ nhận trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.

Trước đây GV nhà trẻ và GV mẫu giáo được đào tạo theo 2 hệ riêng. Giáo viên nhà trẻ thường được đào tạo ở trình độ trung cấp, sơ cấp. Nay GVMN được đào tạo chung để có thể CSGD được cả 2 lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Nhờ hệ thống các trường đào tạo GVMN được mở rộng đa dạng về hình thức đào tạo như chính quy, chuyên tu, tại chức, từ xa, liên thông lên, nên trình độ GVMN đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng cao. Nếu năm 1999 tỉ lệ GV đạt chuẩn là 91% và trên chuẩn là 25% thì đến năm 2009 tỉ lệ GV dạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 68%. Tuy nhiên cũng do các lớp, quy mô đào tạo giáo viên mở rộng và tăng nhanh đột biến trong một thời gian ngắn mà lực lượng giảng viên lại mỏng nên chất lượng giáo viên vẫn còn là vấn đề cần được xem xét và kiểm nghiệm từ thực tế.

Theo quy định chuẩn ở khối trẻ mẫu giáo cứ từ 15 đến 20 cháu thì có 1 giáo viên phụ trách lớp. Trên thực tế hiện nay, trong các trường MN công lập trung bình mỗi lớp học có số trẻ từ 50 đến 60 cháu do 2 cô phụ trách ( tức là mỗi GV phải phụ trách 25 đến 30 cháu). Cũng có lớp có 3 giáo viên phụ trách gần 60 trẻ, song diện tích lớp có hạn thêm vào đó thời gian làm việc của GVMN trung bình từ 9 đến 10 tiếng /ngày nên mức độ căng thẳng, áp lực công việc là quá lớn, khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ MG.

Các trường MNTT có được ưu thế riêng có thể qui định số cháu /1lớp/1 giáo viên, nên số học sinh trên một lớp không quá đông thường từ 30 – 45 học sinh/ 1lớp và có từ 2 - 4 giáo viên phụ trách, giáo viên có nhiều thời gian tổ chức các hoạt động cho trẻ và cũng có nhiều thời gian trao đổi với phụ huynh hơn. Mặc dù cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ tốt song không phải cha mẹ nào cũng có đủ điều kiện để cho con theo học bởi vì học phí tại các trường này thường cao hơn trường công gấp 4 - 6 lần. Việc xin vào học trong các trường công lập quá khó khăn và hạn chế nhận trẻ dưới 24 tháng, cộng thêm cơ sở vật chất và dịch vụ khiêm tốn không phải là lựa chọn gửi con của những gia đình có điều kiện và những gia đình có nhu cầu gửi con sớm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 44 - 47)