Nội dung của giải pháp:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 80)

- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục

b. Nội dung của giải pháp:

* Tổ chức nâng cao nhận thức về giáo dục cho các bậc CMHS

- Lên kế hoạch trong năm học tổ chức từ 7-10 lần các buổi nói chuyện, trao đổi, thảo luận với phụ huynh về các vấn đề cần phối hợp.

- Thay đổi hình thức họp.

- Tổ chức các buổi nói chuyện , trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu (( có thể gửi qua email ) về công tác phối hợp cho CBQL, GV, cha mẹ trẻ để họ hiểu rõ hơn thực trạng của sự phối hợp hiện nay giữa nhà trường và gia đình cũng như những ảnh hưởng của thực trạng đó đến kết quả phối hợp nhằm làm thay đổi nhận thức của họ về công tác này, cho họ thấy tầm quan trọng của công tác này đối với việc xây dựng một trường mầm non có chất lượng CSGD trẻ tốt nhất. - Tạo một diễn đàn trên website của trường để phụ huynh có thể dễ dàng trao đổi với nhà trường mà không phụ thuộc vào thời gian, phân công nhân sự quản lý để thu thập thông tin và phúc đáp kịp thời những yêu cầu nếu có.

* Tổ chức nâng cao nhận thức về giáo dục cho các bậc CMHS:

- Nhà trường có trách nhiệm tăng cường ý thức trách nhiệm giáo dục con em và nâng cao nhận thức giáo dục cho các bậc cha mẹ học sinh, cần phải làm cho cha mẹ học sinh nhận thức rằng mình cũng là chủ thể giáo dục chứ không phải chỉ có nhà trường, và giữa nhà trường và cha mẹ học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt việc giáo dục học sinh.

- Nhà trường mà nhiệm vụ chính là giáo viên phụ trách lớp, cần thực hiện tốt những hình thức phối hợp cơ bản như sau: thông báo kịp thời kết quả học tập và sức khoẻ của học sinh cho gia đình và đề nghị với gia đình những biện pháp phối hợp giáo dục; thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục để tạo ra môi trường giáo dục thống nhất; phổ biến các quy định về trách nhiệm giáo dục của cha mẹ đối với con cái, các văn bản liên quan đến giáo dục và những tri thức về khoa học giáo dục. Nhà trường còn cần huy động sự tham gia đóng góp ý kiến từ các bậc cha mẹ học sinh về công tác giáo dục ở trường, tổ chức các báo cáo chuyên đề về giáo dục và những hình thức trao đổi kinh nghiệm giáo dục trong cha mẹ học sinh.

Thực hiện tốt những công việc trên sẽ làm cho cha mẹ học sinh có ý thức trách nhiệm giáo dục con em hơn, có nhận thức về giáo dục tốt hơn và từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Thức hiện bằng các hình thức như:

+ Tổ chức các buổi họp trao đổi trực tiếp hoặc giao lưu trực tuyến như chat trên Yahoo với từng nhóm phụ huynh các lớp, do hiệu trưởng hoặc những chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín đảm nhiệm…

+ Tạo điều kiện cho phụ huynh tham gia làm tình nguyện viên trong các hoạt đông nhà trường như: Tham gia vào các buổi học của trẻ, sẵn sàng mời học sinh và giáo viên về nhà hướng dẫn trẻ làm nội trợ, tham gia các hoạt động cùng trẻ và cô giáo tại trường khoảng 1 tháng 1giờ, hoặc vào các sự kiện…Qua đó phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường sinh hoạt và học tập của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường chặt chẽ hơn, các hoạt động phối hợp sẽ diễn ra chủ động và thường xuyên hơn.

+ Thảo luận, trao đổi với CBQL, GV và phụ huynh nhận về thực trạng việc nhận thức không đầy đủ và chưa đúng về giáo dục mầm non do đó cho thấy sự cần thiết công tác phối hợp giữa nhà trường và gia cũng như ảnh hưởng của thực trạng này tới kết chăm sóc giáo dục trẻ .

+ Thu thập tài liệu ( trong và ngoài nước) về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình cung cấp cho CBQL,GV, phụ huynh và hướng dẫn, tạo điều kiện cho họ nghiên cứu tham khảo tài liệu bằng cách gửi email những bài viết hay,

gửi hoặc dán trên bảng thông tin tuyên truyền những bài viết đã đwocj chọn lọc có tính cần thiết, gửi đường link nhưng video clip có tính chất giáo dục trẻ em tiên tiến cần học tập….

Tài liệu gửi cho các đối tượng cần phải phong phú và có sự chọn lọc, thật sự hữu ích, phù hợp với từng đối tượng ( CBQL/ GV/PH) có như vậy mới thu hút được sự quan tâm chú ý của họ. Nếu làm tốt công tác này nhà trường còn có thể nhận được chủ động tham gia cung cấp các tài liệu từ phía họ.

tranh ảnh về thực trạng, cũng như những kinh nghiệm, kết quả của công tác phối hợp.

+ Tổ chức nhiều các sự kiện, thu hút sự quan tâm của phụ huynh trong đó kết hợp mời chuyên gia có kinh nghiệm đến nói chuyện, trao đổi thuyết trình về công tác phối hợp.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS từ đó họ là những tuyên truyền viên tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp họ nhận thức đúng vị trí, vai trò của giáo dục mầm non trong quá trình giáo dục con người. Phải sớm khắc phục sự ấu trĩ cho rằng: giáo dục mầm non đơn thuần là chăm sóc trẻ (thậm chí còn suy nghĩ giản đơn: các cơ sở mầm non chỉ là nơi trông trẻ, cho trẻ ăn để giúp cho phụ huynh đi làm), chưa cần đầu tư cao, chưa cần tập trung nguồn lực, mọi sự quan tâm chỉ nên dành cho lúc trẻ vào tiểu học. Cung cấp cho họ những tài liệu cho thấy giáo dục mầm non có vai trò rất quan trọng, thể hiện được một số điểm cơ bản sau:

+ Trẻ em trong độ tuổi mầm non là thời kì phát triển đặc biệt của bộ não, nó đặt nền móng cho việc học tập về sau cho mỗi con người (nghiên cứu mới đây của một số nhà khoa học châu Mỹ-Latinh, công bố trong Hội thảo quốc tế về Giáo dục mầm non tại Mê-hi-cô đã cho rằng thời kì mầm non bộ não của trẻ có thể phát triển tới 80% sự hoàn thiện).

+ Tuy không phải là trực tiếp, nhưng kết quả khả quan ở giáo dục mầm non sẽ có ảnh hưởng tích cực, góp phần thực hiện một số mục tiêu có tính quốc gia và tính toàn cầu về các lĩnh vực giáo dục - kinh tế - xã hội như: nâng cao kết quả học tập khi trẻ vào tiểu học, phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, xóa đói giảm nghèo.

+ Nếu ngay từ mầm non, trẻ được phòng ngừa, tăng cường khả năng đề kháng đối với một số bệnh tật, khiếm khuyết thì sẽ giảm chi phí rất nhiều so với sau này, nhất là có thể tránh cho trẻ phải chịu thiệt thòi suốt đời vì một di chứng nào đó mà lẽ ra có thể can thiệp khi còn ấu thơ.

+ Giúp cho trẻ em (nhất là tại các nước đang phát triển) có thể được hưởng phúc lợi xã hội, giảm nguy cơ trẻ phải lâm vào hoàn cảnh sống cực kì nghèo khổ hoặc bị tử vong với những căn bệnh có thể phòng ngừa được.

+ Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là thực hiện cam kết quốc tế của hầu hết các nước đối với Công ước về Quyền trẻ em (Việt Nam là một trong những nước đầu tiên kí cam kết này).

- Thay đổi hình thức họp: Hiện nay các trường học đều tổ chức họp theo hhình thức truyền thống, mỗi năm họp 3 lần ( đầu năm, hết học kỳ 1 và tổng kết năm học) nội dung buổi họp chủ yếu là phụ huynh ngồi nghe còn giáo viên nói, hiệu quả không cao, buổi họp chỉ có tính chất đánh giá và phổ biến chứ chưa nhận được thông tin phản hồi từ phía phụ huynh do tâm lý ngại nói trước đông người hoặc do thiếu thời gian.

Một giải pháp rất hay mà trường tôi đã áp dụng là mỗi năm học nhà trường nên tổ chức một hình thức tất cả giáo viên phụ trách lớp có 1 khoảng thời gian họp riêng với từng gia đình phụ huynh theo lịch đã hẹn trước ( khoảng 15 phút mỗi người). Việc họp này tuy có mất thời gian của giáo viên nhưng bù lại giáo viên và phụ huynh được trao đổi cặn kẽ về từng học sinh, phụ huynh quan tâm có thể đi họp cả bố mẹ thậm chí cả ông bà nếu họ muốn. Buổi họp kiểu đó giúp nhà trường và gia đình dễ gần gũi và hiểu nhau hơn, hiểu con em mình hơn, bởi mỗi HS là một cá thể khác nhau.

* Tham mưu với địa phương để tăng cường ý thức trách nhiệm về giáo dục của các bậc phụ huynh:

Nhà trường cần thể hiện tốt vai trò chủ động của mình trong thực hiện phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội để nâng cao ý thức trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Đặc thù ở thành phố, các gia đình đều quá bận rộn với công việc do đó việc quan tâm đến vấn đề phôốihợp giưũa nhà trường và gia đình còn hạn chế, do đó nhà trường cần tham mưu với chính quyền và phối hợp với các đoàn thể, tổ dân phố địa bàn để tác động nâng cao ý thức trách nhiệm giáo dục con em của các bậc phụ huynh. Một số hình thức thực hiện như phổ biến, tuyên truyền lồng ghép trong sinh hoạt đoàn thể, tổ địa bàn dân cư, trong hoạt động của các trung tâm văn hoá học tập cộng đồng về các chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục cũng như trách nhiệm giáo dục của cha mẹ. Ngoài ra địa phương cần đưa nội dung chăánóc giáo dục của con em vào tiêu chí xét các danh hiệu thi đua của gia đình, tổ, phường. Các đoàn thể cần tuyên dương, khen thưởng những hội viên chăm lo con em đạt thành tích tốt để nhân rộng điển hình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w