Giải pháp 4: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 90)

- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục

d. Điều kiện để giải pháp thực hiện được:

3.3.4. Giải pháp 4: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phối hợp giữa nhà trường và gia đình

trường và gia đình

Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động phối hợp bao gồm: Nguồn lực, trang bị cơ sở, vật chất, tổ chức thi đua, chỉ đạo điều kiện cho sự phối hợp và tham mưu thêm với cấp trên, chính quyền địa phương để có cơ chế, sự đầu tư hơn cho hoạt động phối hợp.

a. Mục tiêu của giải pháp:

Giải pháp này nhằm đảm bảo và tăng cường các hoạt động phối hợp, khắc phục những tồn tại, trong đó nguồn lực con người là điều kiện tiên quyết để thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình đã đề ra, phải xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, có kiến thức và năng lực thực hiện một cách tốt nhất những nhiệm vụ mà lãnh đạo nhà trường phân công, giúp cho công tác phối hợp được triển khai hiệu quả hơn.

b. Nội dung của giải pháp:

Xem xét, rà soát lại các điều kiện hỗ trợ phối hợp, xác định các yếu tố thuận lợi, khó khăn cũng như việc đã làm tốt và những tồn tại đã được tổng kết lại từ trước đó, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường cho điều kiện hỗ trợ phối hợp có hiệu quả hơn.

c. Các bước thực hiện:

Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động phối hợp muốn triển khai thực hiện tốt cần có nỗ lực tham gia của cả hai phía nhà trường và gia đình. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ động, định hướng, dẫn dắt, tổ chức thực hiện; gia đình cần tích cực tham gia thực hiện. Do vậy để tăng cường điều kiện hỗ trợ cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình cần thực hiện theo các bước sau: - Xem xét, đánh giá việc triển khai các điều kiện hỗ trợ các bên:

* Nhà trường :

- Tạo điều kiện về thời gian, địa điểm cho hoạt động phối hợp, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm cho gia đình kịp thời, thường xuyên, xây dựng được môi trường thân thiện cho sự phối hợp có kết hợp cùng gia đình trong việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá trẻ, tổ chức được các khóa, lớp bồi dưỡng cho gia đình về công tác phối hợp.

viên chủ nhiệm.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh thông qua vai trò chủ động của giáo viên chủ nhiệm. Hiệu trưởng cần có những biện pháp tăng cường ý thức trách nhiệm và bồi dưỡng kỹ năng công tác phối hợp với cha mẹ học sinh cho giáo viên chủ nhiệm như:

+ Khẳng định vai trò hạt nhân của giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Hàng năm cần triển khai lại trong hội đồng sư phạm trường về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, phổ biến những kỹ năng công tác phối hợp với cha mẹ học sinh và những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm tốt.

+ Họp tổ chủ nhiệm hàng tháng để triển khai kế hoạch tháng tới và nhận xét công tác của tháng vừa qua. Hiệu trưởng nên hội ý với giáo viên chủ nhiệm trước buổi học hoặc trao đổi với phụ huynh để nắm bắt về tình hình các mặt của học sinh và chỉ đạo cụ thể việc phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, với sự tham dự của các giáo viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp để cùng nhau thảo luận, tìm biện pháp phối hợp nâng cao hiệu qủa chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Đề xuất ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp định kỳ hàng tháng đến lớp stổ chức sinh nhật cho các con. Sự cộng tác của ban đại diện sẽ làm cho giáo viên chủ nhiệm cố gắng hơn trong công tác chủ nhiệm, tích cực phối hợp với gia đình học sinh để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn.

- Muốn vậy, phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nòng cốt, đó là việc làm cần thiết và thường xuyên, nhằm giúp họ có những kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật ứng xử, tuyên truyền vận động, từ đó thu hút được sự phối hợp của phụ huynh học sinh tham gia vào hoạt động giáo dục học sinh mà nhà trường đã đề ra. Hiệu trưởng là người thường xuyên nhắc nhở và động viên đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức đúng về vai trò nhiệm vụ phối hợp, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người giáo viên. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn lực phối hợp cụ thể là:

+ Lựa chọn cán bộ, giáo viên có năng lực phối hợp tốt để làm nòng cốt cho phong trào.

+ Bổ sung kịp thời những cán bộ có năng lực phối hợp tốt vào ban chỉ đạo. + Phát huy vai trò của ban chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình

+ Bồi dưỡng kiến thức tâm lý và kỹ năng ứng xử cho giáo viên chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học về quản lý, về tâm lý sư phạm, tâm lý giao tiếp…, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác phối hợp.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm phối hợp với gia đình của giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm với giáo viên mới chủ nhiệm.

- Động viên khen thưởng kịp thời những gương phối hợp tốt, đồng thời cũng cần nhắc nhở uốn nắn những cá nhân còn thờ ơ với công tác phối hợp để xây dựng tốt đội ngũ.

- Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động phối hợp: từ quỹ Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học…

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh nhằm tăng cường nguồn lực về tài chính, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung

- Bồi dưỡng cho Ban đại diện CMHS các trường:

Mối quan hệ giữa nhà trường và hội cha mẹ học sinh là quan hệ phối hợp chứ không phải quan hệ chỉ huy, nhưng thực trạng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường hầu như đều do Ban giám hiệu chỉ đạo. Do đó hiệu trưởng các trường cần thực hiện đúng mối quan hệ phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, cần thực hiện phối hợp hoạt động với họ một cách công khai, dân chủ, bình đẳng, cùng bàn bạ c phối hợp thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Vào đầu mỗi năm học, hội cha mẹ học sinh nhà trường được tổ chức họp và bầu ra ban đại diện hội cha mẹ học sinh trường và ở các lớp, do đó các thành viên ban đại diện thường có thay đổi hàng năm. Để làm tốt công việc, ban đại diện cha mẹ học sinh, nhất là ban đại diện HCMHS trường nên được ổn định nhiệm vụ lâu hơn là thay đổi từng năm và họ cần được bồi dưỡng kiến thức liên quan đến nhiệm vụ từ các cấp quản lý.

Việc bầu ban đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường cần chủ động phối hợp để bầu chọn những người có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ hiểu biết và năng lực hoạt động để có thể phối hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả. Để làm tốt việc này, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu trước những người có khả năng, điều kiện và nhiệt huyết để đề cử vào ban đại diện, vì đa số CMHS không muốn tự ứng cử vào nhiệm vụ này.

trường. Để ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực cộng tác trong các hoạt động giáo dục học sinh và phát triển nhà trường thì hiệu trưởng cần phải trân trọng những đóng góp và có biện pháp phát huy sự cống hiến của họ. Hiệu trưởng cũng cần phải tư vấn cho ban đại diện cha mẹ học sinh những kiến thức, kỹ năng để họ thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.

* Giáo viên chủ nhiệm: Phải thực hiện tốt vai trò chủ động phối hợp với CMHS

Nhà trường có trách nhiệm chủ động thúc đẩy sự phối hợp với gia đình để tạo ra sự thống nhất về mọi mặt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường cần phải nâng cao trách nhiệm chủ động phối hợp của mình thông qua vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm chính là người thay mặt nhà trường trực tiếp chịu trách nhiệm giáo dục toàn diện học sinh trong lớp, do đó giáo viên chủ nhiệm phải chủ động thực hiện một số công việc phối hợp với cha mẹ học sinh như sau:

+ Thông báo tình hình học tập và sức khoẻ của học sinh cho gia đình định kỳ mỗi tháng 1lần, để cha mẹ các trẻ nắm rõ và có biện pháp phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ kịp thời.

+ Gặp gỡ, trao đổi với toàn thể cha mẹ học sinh trong lớp nhằm hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh để chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn. Hình thức có hiệu quả nhất là đến trao đổi trực tiếp tại gia đình đối với những học sinh đặc biệt.

+ Thường xuyên kết hợp với cha mẹ những học sinh đặc biệt để có biện pháp giáo dục các em kịp thời. Nên thống nhất những biện pháp phối hợp chặt chẽ như thiết lập sổ thông tin hàng tuần giữa giáo viên và gia đình trong khoảng thời gian cần thiết, thông tin qua điện thoại (nếu có thể), thường xuyên theo dõi, quản lý việc học tập và vui chơi của học sinh ở trường cũng như ở nhà. + Tuyên truyền những chủ trương, chính sách về giáo dục mầm non và phổ biến những kiến thức khoa học giáo dục, giúp cho cha mẹ học sinh thực hiện tốt việc giáo dục con em.

+ Thống nhất với từng cha mẹ học sinh về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục để tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, tránh tình trạng “gia đình một đường, nhà trường một nẻo” sẽ ảnh hưởng đến kết quả giáo dục trên trẻ. + Huy động sự đóng góp về tinh thần và vật chất của các bậc cha mẹ học sinh vào việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục học sinh và phát triển nhà trường.

* Gia đình đã có sự đóng góp gì cho hoạt động phối hợp về về tài lực, trí lực, vật lực. Sự tham gia của gia đình trong việc tạo điều kiện cho phối hợp là tự nguyện, tự giác, hay miễn cưỡng bắt buộc.

- Trên cơ sở tổng kết những đánh giá trên tìm và bổ sung thêm các điều kiện hỗ trợ mới cho sự phối hợp đồng thời cải tiến, rút kinh nghiệm triển khai các điều kiện hỗ trợ phối hợp đã có đạt hiệu quả hơn.

- Các điều kiện hỗ trợ mới bao gồm:

+ Tìm thêm sự đóng góp, hỗ trợ về cơ chế, vật chất, ủng hộ về tinh thần của các cơ quan, đoàn thể chính quyền địa phương trên địa bàn cho hoạt động phối hợp.

+ Nghiên cứu, bổ sung vào tiêu chí thi đua, khen thưởng hàng tháng, kỳ, năm học những cán bộ, giáo viên, nhân viên, gia đình trẻ có thành tích hoạt động phối hợp tốt để khuyến khích, động viên và lan tỏa nhân rộng kết quả này trong nhà trường.

d. Điều kiện để giải pháp thực hiện được:

- Hiệu trưởng phải là người nhìn nhận đánh giá đúng tầm quan trọng của các điều kiện hỗ trợ phối hợp từ đó có sự định hướng, đầu tư, điều hành thực hiện công tác này trong toàn trường đúng kế hoạch đề ra.

- Kết quả thực hiện các điều kiện hỗ trợ phải được thông báo thường xuyên, đầy đủ, chân thực tới giáo viên, phụ huynh để nâng cao nhận thức, vai trò cũng như khích lệ họ tiếp tục phối hợp thực hiện.

Giải pháp tăng cường các điều kiện hỗ trợ phối hợp giữa nhà trường và gia đình phải được kiên trì thực hiện ( trong quá trình thực hiện, nếu sai thì điều chỉnh sửa, thiếu sót thì rút kinh nghiệm, bổ sung còn đúng thì duy trì, phát huy) đến khi đạt được kết quả và mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w