- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục
d. Điều kiện để đảm bảo giải pháp được thực hiện có hiệu quả:
- Về nâng cao nhận thức cho mọi người là một việc làm khó đòi hỏi sự tâm huyết, kiên trì và cần có thời gian. Do đó để biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia phối hợp thực hiện có hiệu quả cần có các điều kiện sau:
+ Tài liệu cung cấp phong phú, có tính chân thực gần với điều kiện, hoàn cảnh thực tế thì tính ứng dụng và thuyết phục mới cao.
+ Chuyên gia được mời giảng phải là người có kinh nghiệm cả về lý thuyết và thực tiễn trong công tác phối hợp để tạo được uy tín, ảnh hưởng có tác động nhanh đến nhận thức người nghe.
+ Đưa công tác nâng cao nhận thức cho các lực lượng phối hợp vào kế hoạch chung của toàn trường để có sự tổ chức thực hiện bài bản, thường xuyên, toàn diện lôi kéo huy động được nhiều người tham gia.
+ Giành một phần kinh phí thỏa đáng cho việc thu nhập tài liệu, tổ chức họp, hội thảo, mời chuyên gia nói chuyện trao đổi, trang thiết bị máy tính kết nối internet, xây dựng website của trường phong phú, thường xuyên cập nhật các thông tin phụ huynh quan tâm với những bài viết hay, ấn tượng, hữu ích.
+ Biến những buổi họp khô khan thành những buổi trò chuyện thân mật bằng các tạo không khí tiếp khách, chẳng hạn: bàn tiếp khách có hoa tươi, hoa quả hoặc bánh kẹo, pha trà hoặc café, đặc biệt phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu có liên quan đến cá nhân học sinh cho phụ huynh thấy công việc của nhà trường và giáo viên quan tâm đến cá nhân học sinh như thế nào để từ đó giúp họ thấy cần thiết phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường hơn để nâng cap chất lượng chăm sóc giáo dục con em mình.
+ Cần có sự động viên, khuyến khích, khen thưởng với những người có sự thay đổi tích cực trong nhận thức để khích lệ, nhân rộng, lan tỏa trong tập thể.
3.3.2. Giải pháp 2: Xác định mục tiêu, chức năng cụ thể sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. nhà trường và gia đình.
Một trong những khó khăn, hạn chế trong quản lý sự phối hợp là không xác định được mục tiêu hoặc mục tiêu được xác định mang tính chung chung khiến cho việc triển khai thực hiện không có phương hướng, người thực hiện không biết mình phải làm gì và làm đến đâu để đạt được kết quả.
Giải pháp quản lý kế hoạch chương trình, xác định mục tiêu, chức năng cụ thể nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính đị nh hướng của các hoạt động, tránh sự tùy tiện trong hoạt động. Xây dựng kế hoạch, chương trình xác định mục tiêu hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình gắn liền với kế hoạch quản lý chung của nhà trường được hội đồng nhà trường thông qua vào mỗi đầu năm học. Qua kết quả khảo sát và phân tích thực trạng việc xây dựng kế hoạch phối hợp ở phần trên, tác giả nhận thấy rằng: hầu hết các trường chưa xây dựng kế hoạch phối hợp một cách chu đáo và phù hợp, mà chỉ đề ra một số công việc sẽ thực hiện như là: Họp cha mẹ học sinh, thỉnh thoảng gửi thông báo, sổ liên lạc cho cha mẹ học sinh…, nên hiệu quả phối
hợp chưa cao. Vì vậy các trường cần xây dựng kế hoạch năm có nội dung và phương pháp phù hợp cho sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình. Kế hoạch phối hợp không nên quá phức tạp, nhưng phải mang tính cụ thể, thực tế, khoa học và phải khả thi thể hiện các hoạt động cụ thể qua từng giai đoạn phối hợp.