Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ MN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 33)

- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục

1.5.3.Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ MN

Công tác phối hợp nhà trường và gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên. Điều 93 luật giáo dục 2005 (điều chỉnh 2009) khẳng định “ nhà trường có trách nhiệm chủ đọng phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.

Với trẻ lứa tuổi mầm non, trường lớp mầm non chính là môi trường xã hội thứ 2 sau gia đình, giúp trẻ hình thành khả năng thích ứng với môi trường xã hội rộng lớn sau này, tạo khởi đầu cho sự phát triển toàn diện sau này của trẻ. Hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ đòi hỏi chất lượng CSGD đồng bộ, thống nhất giữa nhà trường và gia đình.

Đối với giáo dục mầm non, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường được hiểu là là những liên hệ chính thức và phi chính thức giữa gia đình và cơ sở giáo dục mầm non. Cả hai hình thức: sự tham gia của gia đình vào hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non và giao tiếp thường kỳ giữa gia đình và giáo viên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng CSGD trẻ mầm non.

Sự tương tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình bao gồm những yêu cầu từ phía nhà trường đối với cha mẹ trẻ với tư cách là người đồng hành cùng nhà trường cũng như những đòi hỏi từ phía gia đình trẻ đối với trường phải dựa trên nền tảng thống nhất về mục tiêu giáo dục cùng hướng tới phát triển toàn diện của trẻ để mang lại hiệu quả. Ngoài ra sự phối hợp cùng các bác sĩ nha khoa, các chuyên gia tư vấn giáo dục là cần thiết để tăng thêm giá trị hiệu quả mang lại từ sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ mầm non.

Hiện nay công tác phối hợp nhà trường với gia đình trong việc nuôi dưỡng CSGD trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh tổng hợp và huy động đước sự chủ động của gia đình tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp CSGD trẻ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số trẻ chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất. Do đó, theo yêu cầu của bộ giáo dục và đào tạo, các trường Mầm non cần:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nuôi dưỡng, CSGD trẻ em; thu hút tối đa trong đối đa trong độ tuổi đến trường, chuẩn bị cho trẻ, MN lớn vào tiểu học.

- Trao đổi thông tin thường xuyên giữa nhà trường với gia đình; kết hợp tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dưỡng CSGD trẻ em đồng thời xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong trường học.

- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích, bảo đảm an toàn cho trẻ em.

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức, nghề nghiệp cho đội ngũ CB,GV, nhân viên nhà trường.

Đứa trẻ là con của gia đình, là công nhân của XH,Nhà trường đại diện cho XH, có trách nhiệm đào tạo, giáo hóa , huấn luyện đưa trẻ theo mô hình nhân cách mà XH cần để nguồn nhân lực trong tương lai đáp ứng được các nhu cầu của XH ngày càng phát triển.

Với mục đích này, nhà trường không thể đơn phương thực hiện mà nhất thiết phải phối hợp với gia đình. Ví dụ: Giáo dục đạo đức cho trẻ cần phải thông qua tình yêu thương của những người thân trong gia đình và trí tuệ được khơi nguồn,

đánh thức cũng bắt nguồn trong gia đình. Nhà trường không thể thực hiện tốt mục tiêu giáo dục nếu không phối hợp và có sự hỗ trợ từ gia đình trẻ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 33)