- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục
a. Cơ chế phối hợp trong điều kiện kinh tế thị trường
Trong điều kiện kinh tế thị trường, theo một kết quả điều tra XH học về giáo dục thì có tới 46% ý kiến cho rằng do phải dồn sức lực, tâm trí cho lao động kiếm sống nên cha mẹ không đủ thời gian cho việc nuôi dạy con cái vì thế đôi khi họ phó mặc việc giáo dục con cho trường mầm non. Với tâm lý “ trăm sự nhờ cô” gia đình ỷ lại không quan tâm chú trọng việc trao đổi thông tin với nhà trường hay kết hợp với nhà trường để cùng chăm sóc, giáo dục ở gia đình. Hiện nay, ngày càng nhiều những cặp bố mẹ trẻ giao phó hẳn cho ông bà hay người giúp việc trông nom, đưa đón các con đi học vì họ còn bận làm ăn, kinh doanh. Cũng chính vì sự bận rộn ngày đêm vì công việc của cha mẹ trẻ mà xuất hiện loại hình trường tư thục nhận trông trẻ qua đêm cả tuần hay phổ biến là nhận trông trẻ từ thứ hai đến thứ bảy trong tuần. Trong hoàn cảnh này thì việc gặp gỡ trao đổi để phối hợp với gia đình trẻ rất khó khăn và kém hiệu quả, như vậy nghiễm nhiên trở thành cơ sở gần như đơn phương trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Mặt khác do cơ chế kinh tế thị trường, các cơ sở giáo dục, nhất là cơ sở giáo dục mầm non đang chuyển đổi từ công lập sang dân lập, tư thục cung ưng dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Với mô hình đó nhà trường có thể thỏa thuận với phụ huynh để nâng cao mức học phí đổi lại nhà trường sẽ đảm nhận và mở rộng dịch vụ CSGD trẻ từ đưa đón trẻ tận nhà đến việc tắm rửa trông trẻ ngoài giờ. Chính các dịch vụ này khiến phụ huynh càng ỷ lại và dần cho rằng CSGD trẻ là việc của nhà trường dẫn đến triệt tiêu hoạt động phối hợp mà chỉ còn lại hoạt động đòi hỏi và đáp ứng giữa gia đình và nhà trường hoặc hoạt động phối hợp chỉ còn là hình thức, đơn giản và thụ động.