Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34)

- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ mầm non là tính chủ động và trách nhiệm của những con người làm việc trong trường, là điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Nói đến yếu tố chủ động và trách nhiệm của nhà trường là nói đến sự chủ động, tự giác, có trách nhiệm của con người trong nhà trường là nói đến sự chủ động, tự giác, có trách nhiệm của con người trong nhà trường đó là HT, GV. NV phục vụ. Để có thể phối hợp 1 cách chủ động đạt kết quả, cần đề ra kế hoạch, nội dung, phương pháp, phối hợp thống nhất. HT, người đứng đầu lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch năm về công tác với PH và đảm bảo kế hoạch có tính khả thi, không lặp lại cơ học như năm học trước mà vẫn duy trì phát huy kết quả đã đạt được. Có kế hoạch tốt nhưng để kế hoạch được thực hiện đạt kết quả cao, HT cần phổ biến làm sao cho GV, NV làm việc chuyên nghiệp có ý thức trách nhiệm là vấn đề then chốt. Một nhà trường có HT gương mẫu có năng lực chỉ huy trách nhiệm, nhiệt tình có một đội ngũ CB, GV, NV đoàn kết có ý thức tự giác tinh thần thái độ cởi mở luôn sẵn sàng hợp tác đó là yếu tố quyết định đến chất lượng hiệu quả của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ.

Tuy không phải là yếu tố tiên quyết nhưng cũng không thể thiếu trong hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình để CSGD trẻ là điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Nếu không có phòng nhóm, thiếu các phương tiện phục vụ cho thông tin tuyên truyền thì hoạt động phối hợp sẽ không đồng bộ làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác phổ biến kế hoạch nội dung phối hợp giữa nhà QL với các giáo viên, nhân viên trong trường cũng như làm chậm hoặc gián đoạn, không cập nhật thông tin phối hợp kịp thời giữa nhà trường với phụ huynh, hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình cũng vì thế mà kém đi hiệu quả chung và giảm tính khả thi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w