ST T Sự phối hợp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 59)

- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục

1 Quan điểm định hướng phát triển của nhà trường 90 92 88 06 02 2Trình độ nhận thức của GV00969602

ST T Sự phối hợp

T Sự phối hợp Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Không thực hiện (%) QL GV PH QL GV PH QL GV PH 1 Thống nhất mục đích và nội dung phối hợp 60 62 65 40 38 25 0 0 10 2 Sự chủ động phối hợp của nhà trường 85 84 88 15 16 12 0 0 0 3 Sự chủ động phối hợp của gia đình 40 50 75 60 50 25 0 0 0 4 Sử dụng đa dạng các hình thức phối hợp 60 62 76 40 37 24 0 1 0 5

Trang bị cơ sở vật chất cho

hoạt động phối hợp 50 61 63 50 35 36 0 4 0

6

Kiểm tra, giám sát, tăng

cường hỗ trợ cho phối hợp 60 51 55 30 37 41 10 12 4

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát mức độ thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ta có đánh giá sau :

- Sự chủ động của nhà trường được đánh giá là thường xuyên nhất (có 85% CBQL, 84% GV và 88% phụ huynh được hỏi công nhận).

- Sự chủ động phối hợp của gia đình chỉ có 40% CBQL, 50% GV cho là thường xuyên, nhưng lại có 75% phụ huynh cho rằng họ thường xuyên chủ động phối hợp với nhà trường ( độ chênh lệch từ 25% đến 35%). Số liệu trên cho thấy ý kiến đánh giá của nhà trường và gia đình có yếu tố chủ quan và chưa chính xác. Do vậy, để có sự nhìn nhận khách quan và thống nhất được ý kiến đánh giá giữa CBQL, GV những người đại diện cho nhà trường và phụ huynh trẻ thì nhà trường cần trao đổi về tiêu chí đánh giá cũng như cung cấp thêm thông tin về hoạt động phối hợp tới phụ huynh giúp phụ huynh hiểu và cùng có sự nhìn nhận đánh giá đúng khách quan hơn.

- Đánh giá về sự thống nhất mục đích, nội dung và kế hoạch chỉ có hơn 60% ý kiến của CBQL, GV và phụ huynh cho là tiến hành thường xuyên, còn lại được đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng thậm chí có 10% phụ huynh cho là không thực hiện hoạt động này trong công tác phối hợp. Nắm được thực trạng này các nhà quản lý cần phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp tăng cường phối hợp với phụ huynh để triển khai hoạt động này thường xuyên và hiệu quả hơn.

- Đánh giá về mức độ thực hiện việc trang bị CSVC và kiểm tra, giám sát tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động phối hợp, các ý kiến đều thống nhất ở mức độ thường xuyên là từ 50% đến 63% và có 10% CBQL , 12% GV, 4% phụ huynh cho rằng hoạt động kiểm tra, giám sát tăng cường hỗ trộch hoạt động phối hợp là không thực hiện. Kết quả đánh giá này cho thấy hoạt động này chưa được chú trọng và tiến hành thường xuyên mặc dù về nhận thức tầm quan trọng thì các đối tượng tham gia phối hợp đều cho là cần thiết.

-Việc sử dụng đa dạng các hình thức phối hợp tuy được phụ huynh đánh giá về mức độ sử dụng thường xuyên khá cao (75%) nhưng ý kiến đánh giá của CBQL và GV chỉ ở mức độ trên trung bình một chút ( 60% CBQL và 62% GV cho là tiến hành thường xuyên ) do đó nhà trường cũng cần tìm giải pháp để tăng cường thêm các hình thức phối hợp mới cũng như mức độ sử dụng các hình thức phối hợp với phụ huynh.

Qua ý kiến đánh giá mức độ thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường mà gia đình ta sẽ xem xét và so sánh các ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện sự phối hợp:

Bảng 2.12. Khảo sát đánh giá kết quả sự phối hợp

1

Thống nhất mục đích

và nội dung phối hợp 40 65 61 30 26 33 30 9 6 0 0 0 2 Sự chủ động phối hợp của nhà trường 60 70 72 30 30 22 10 0 6 0 0 0 3 Sự chủ động phối hợp của gia đình 20 33 55 60 50 37 20 17 8 0 0 0 4 Sử dụng đa dạng các hình thức phối hợp 30 49 41 40 45 40 30 6 19 0 0 0 5 Trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động phối hợp 40 44 46 50 45 41 10 10 11 0 1 0 6

Kiểm tra, giám sát, tăng cường hỗ trợ cho

phối hợp 40 49 47 40 40 40 10 6 7 10 5 6

Nhận xét: Nhìn vào bảng khảo sát kết quả đánh giá sự phối hợp ta nhận thấy tỉ lệ xếp loại tốt của đa số các hoạt động phối hợp không cao. Sự chủ động phối hợp của nhà trường được đánh giá tốt cao hơn cả ( 60% CBQL, 70% GV, 72% phụ huynh đánh giá tốt). Kết quả đánh giá này cũng phù hợp với ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện thường xuyên của sự chủ động phối hợp của nhà trường đã thu hút được sự quan tâm, tin tưởng và cùng tham gia cũng như đánh giá cao của giáo viên và phụ huynh.

Các hoạt động phối hợp khác : Trang bị CSVC cho hoạt động phối hợp; kiểm tra giám sát và tăng cường hỗ trợ cho hoạt động phối hợp có tỉ lệ đánh giá tốt tương đối thấp ( dưới 50%) và tỉ lệ đánh giá ở mức độ trung bình từ 6% đến 30%. Kết quả đánh giá này cần được các nhà quản lý lấy làm căn cứ để xem xét từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục.

2.3. THỰC TRẠNG SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC CSGD TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MNTT QUẬN CẦU GIẤY TRONG VIỆC CSGD TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MNTT QUẬN CẦU GIẤY

Để đánh giá thực hiện sự phối hợp ta cần tìm hiểu thực trạng quản lý của hiệu trưởng ở các yếu tố sau: quản lý mục tiêu phối hợp, quản lý hình thức phối hợp, quản lý nội dung phối hợp, quản lý điều kiện phối hợp, quản lý giám sát kiểm tra sự phối hợp.

2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu phối hợp

Mục tiêu của công tác phối hợp là khâu đầu tiên cần xác định và phổ biến thống nhất giữa nhà trường và gia đình. Khi các lực lượng tham gia phối hợp hiểu và thống nhất về mục tiêu phối hợp thì công tác quản lý mục tiêu phối hợp mới thuận lợi và hiệu quả.

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý mục tiêu phối hợp ta sẽ khảo sát mức độ mà kết quả thực hiện 5 mục tiêu sau: Phát triển thể chất cho trẻ; Phát triển nhận thức cho trẻ; Phát triển ngôn ngữ cho trẻ; Phát triển tình cảm, quan hệ XH cho trẻ; Phát triển thẩm mĩ

Bảng 2.13.- Khảo sát mức độ quản lý mục tiêu phối hợp

STT T

Quản lý mục tiêu phối hợp

Thường xuyên(%) Thỉnh thoảng(%) Không thực hiện(%) QL GV PH QL GV PH QL GV PH 1 Phát triển thể chất cho trẻ 95 96 95 5 4 5 0 0 0 2 Phát triển nhận thức cho trẻ 96 98 95 4 2 5 0 0 0 3 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 95 92 90 5 8 10 0 0 0 4 Phát triển tình cảm, quan hệ XH. 90 90 92 10 10 8 0 0 0 5 Phát triển thẩm mĩ 92 94 91 8 6 9 0 0 0

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát trên thì công tác quản lý thực hiện mục tiêu phối hợp được đánh giá rất cao, tỉ lệ ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên công tác này đều từ 90% trở lên. Như vậy có thể kết luận: công tác quản lý thực hiện mục tiêu phối hợp được nhà trường quán triệt và triển khai thực hiện tới GV và phụ huynh rất tốt.

Quản lý triển khai thực hiện mục tiêu phối hợp thường xuyên nhưng kết quả thực hiên công tác này có tương xứng, ta sẽ xem bảng khảo sát kết quả thực hiện quản lý thực hiện mục tiêu.

Bảng 2.14. Khảo sát kết quả quản lý thực hiện mục tiêu.

ST T Quản lý các mục tiêu phối hợp Tốt(%) Khá(%) TB(%) Kém(%) QL GV PH QL GV PH QL GV PH QL GV PH 1 GD phát triển thể chất cho trẻ 85 86 89 15 14 11 0 0 0 0 0 0 2 GD phát triển nhận thức cho trẻ 85 86 87 15 14 13 10 0 0 0 0 0 3 GD phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 75 70 65 25 30 31 0 0 4 0 0 0 4 GD phát triển tình cảm, quan hệ cho trẻ 70 70 65 30 28 30 0 2 5 0 0 0

Nhận xét: Theo kết quả bảng 2.14 thì đa số đối tượng được hỏi đánh giá về công tác quản lý mục tiêu phối hợp ở mức độ tốt khá cao ( tỉ lệ đánh giá tốt từ

65% trở lên) trong đó quản lý mục tiêu về GD phát triển thể chất và nhận thức được đánh giá cao hơn quản lý mục tiêu về GD phát triển ngôn ngữ và tình cảm, quan hệ XH. Các ý kiến đánh giá xếp loại khá tương đồng nhau giữa CBQL, GV và phụ huynh trong từng mục tiêu quản lý chứng tỏ những người tham gia đánh giá có sự nhìn nhận thống nhất trong tiêu chí đánh giá xếp loại về hoạt động này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w