Ảnh hưởng mô hình gia đình trẻ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 37)

- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục

c.Ảnh hưởng mô hình gia đình trẻ

Hiện nay ở Việt Nam, do ảnh hưởng của chính sách dân số và do nhận thức thay đổi của cha mẹ trẻ mà cơ cấu và quy mô gia đình đang có chiều hướng thu nhỏ lại. Có hai kiểu mô hình gia đình : Gia đình hạt nhân ( gia đình có hai thế hệ bố mẹ và con) và gia đình mở rộng ( gia đình có ba thế hệ trở lên ). Số gia đình hai thế hệ nơi cao trên 80%, nơi thấp là trên 60%. Quy mô gia đình và số con trong gia đình đang có xu hướng giảm đi, số gia đình có từ 1 đến 2 con chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều.

- Gia đình hạt nhân: bao gồm một cặp cha mẹ có một hoặc nhiều con. Trong gia đình hạt nhân, cha mẹ thường có ý thức trách nhiệm rỏ ràng đối với việc chăm sóc giáo dục con cái, dễ có sự nhất trí trong quan điểm và phương pháp giáo dục do đó việc phối hợp với nhà trường thuận lợi và thông nhất hơn. Mặt khác, do cha mẹ trẻ còn trong độ tuổi lao động và sinh đẻ, mà gia đình neo người do đó việc chăm sóc và phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ với nàh trường còn gặp nhiều khó khăn.

- Gia đình mở rộng: bao gồm nhiều gia đình nhỏ: ông, bà, cô dì, chú bác, anh chị em họ…Sống cùng nhau dưới một mái nhà, cùng chia sẻ những cảm xúc, mối quan hệ họ hàng thông qua khoảng cách sống gần gũi, chia sẻ quan tâm và trách nhiệm với những vấn đề gia đình do đó trong mô hình gia đình này trẻ được nuôi dạy từ các thành viên trong gia đình mà đặc biệt là ông bà. Trẻ được hưởng sự giao tiếp tình cảm và giáo dục đa dạng nhưng do khoảng cách về tuổi tác, giữa các thế hệ và sự nhận thức khác nhau của các thành viên trong gia đình mà dẫn đến bất đồng trong quan điểm,cách thức chăm sóc giáo dục trẻ, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự phối hợp với nhà trường thậm chí nhều khi dẫn đến hiểu lầm, khó hợp tác.

Ngoài hai mô hình gia đình trên còn các mô hình không đầy đủ như: gia đình có bố mẹ ly dị hay chỉ còn cha hoặc mẹ, gia đình chỉ có ông bà và cháu do bố mẹ đi làm ăn xa. Gia đình có cha mẹ đi bước nữa, có con riêng, con chung…Các loại gia đình không đầy đủ này khiến cho hoạt động phối hợp giữa nàh trường và gia đình trở nên khó khăn, đa dạng hơn và đòi hỏi phải có sự quản lý phối hợp đặc biệt đối với từng loại mô hình gia đình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 37)