KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 101 - 103)

- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh về vai trò phối hợp giữa Nhà trường và Gia đình trong CSGD trẻ được đánh giá có mức độ cao

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi sự thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp giáo dục nhằm phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu kém của từng lực lượng phối hợp tạo ra sức mạnh, hạn chế những mặt yếu kém của từng lực lượng phối hợp tạo ra sức mạnh tổng hợp để thể hiện kế hoạch đạt đến mục tiêu đã đề ra.

- Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, muốn đạt được kết quả thì ngoài việc phải thường xuyên cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động CSGD trẻ còn phải chú ý đến công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình tạo thành một cầu nối thông suốt, thống nhất để cùng tương tác hỗ trợ các hoạt động CSGD không chỉ ở trong trong trường mầm non mà ở mọi lúc, mọi nơi.

- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng việc phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ tuổi mầm non ở một số trường MNTT quận Cầu Giấy – Hà Nội, chúng tôi nhận thấy công tác này trong những năm gần đây đã được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền cũng như lãnh đạo Nhà trường chú ý, quan tâm và đầu tư nhiều hơn theo chủ trương xã hội hóa giáo dục. Các biện pháp nội dung cũng như hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình đã được Nhà trường sử dụng đa dạng, phong phú hơn nên kết quả cũng đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên để hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình thực sự cần thiết trở thành một hoạt động có tính tự giác, chủ động đem lại hiệu quả và hỗ trợ tích cực cho công tác CSGD trẻ thì vẫn cần phải tăng cường thêm các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp chuyên sâu và sát với thực tế biến đổi xã hội cũng như sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

Căn cứ vào những nghiên cứu lý luận ở chương 1 và khảo sát phân tích thực trạng ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất 5 giải pháp phối hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác CSGD trẻ ở các trường MNTT thuộc Quận Cầu Giấy- Hà Nội. Qua việc khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất chúng tôi huy vọng những giải pháp này sẽ được quan tâm của các nhà quản lý, được các trường tham khảo, vận dụng vào thực tế, và có sự phản hồi góp ý, bổ sung kịp thời giúp cho các giải pháp triển khai hiệu quả, mong góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non hiện nay.

2. Kiến nghị

Từ các kết luận trên chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau để các giải pháp đã đề xuất đi vào thực tế công tác CSGD trẻ trong các trường MNTT:

* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Cần nghiên cứu và ban hành chính sách có tính pháp lý về trách nhiệm, quyền lợi của nhà trường và gia đình trong công tác phối hợp để CSGD trẻ mầm non nhằm nâng cao nhằm nâng cao nhận thức của các lực lượng phối hợp khuyến khích động viên họ tích cực thực hiện và phát triển công tác này.

- Biên soạn, phát hành nhiều tài liệu về công tác phối hợp và QL sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm giúp các lực lượng tham gia phối hợp có hiểu biết sâu rộng về công tác này và thuận lợi hơn khi triển khai thực hiện phối hợp.

* Đối với Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội:

- Trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học nên có một số nhiệm vụ riêng về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm tăng cường khâu quản lý sự phối hợp góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ.

- Ngoài quy định về phần kinh phí để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, cần có thêm quy định về kinh phí đầu tư cho tổ chức hội thảo, bồi dưỡng cho cha mẹ trẻ về công tác phối hợp cũng như cách chăm sóc giáo dục trẻ khoa học, để các trường có cơ sở thực hiện.

- Trong triển khai kế hoạch thường kỳ cần có cả mảng chỉ đạo công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non ( Đặc biệt là khối MNTT).

* Đối với quận Cầu Giấy:

- Quận Cầu Giấy có chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện về CSVC, tài chính cũng như có cơ chế riêng cho các trường mầm non triển khai công tác phối hợp với phụ huynh phù hợp với từng loại hình trường.

- Quận nên chỉ đạo cho phòng Giáo dục, ngoài hoạt động tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và báo cáo điển hình tiên tiến công tác chuyên môn về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần có các báo cáo kinh nghiệm hay công tác phối hợp với phụ huynh để các trường có cơ hội học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này trong các cơ sở giáo dục mầm non.

* Đối với hiệu trưởng các Trường mầm non tư thục

- Cần xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác phối hợp với phụ huynh để chủ động trong hoạt động phối hợp và hỗ trợ nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục trẻ trong nhà trường.

- Coi trọng và triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về công tác phối hợp đồng thời có sự động viên, khích lệ cán bộ giáo viên có thành tích, có sáng tạo để phối hợp với phụ huynh hiệu quả.

- Coi trọng mối quan hệ giữa gia đình và trường mầm non, tạo được sợi dây liên kết giữa trẻ, gia đình, nhà trường và cộng đồng. Hàng kỳ, năm học các Trường mầm non đều có sự kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cho năm học sau.

- Trong quá trình triển khai công tác XH hóa giáo dục, cần tuyên truyền về sự cần thiết và hiệu quả của hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ để kêu gọi và tìm sự ủng hộ nhiều hơn cho công tác này. - Các trường MN cũng nên có sự phối hợp trao đổi, phổ biến cho nhau những kinh nghiệm tốt trong công tác phối hợp với phụ huynh để cùng nhau tháo gỡ khó khăn và nhân rộng sáng kiến hay giúp đỡ cho công tác quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ đạt hiệu quả cao.

* Đối với Hội cha mẹ học sinh

Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh cần có những người am hiểu về công tác giáo dục, có kinh nghiệm trong sự phối hợp với nhà trường để chăm sóc giáo dục học sinh. Từ đó cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động mọi gia đình học sinh tích cực phối hợp với nhà trường để công tác chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt hơn.

* Đối với cơ quan truyền thông, báo, đài:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 101 - 103)