Tínhkhả thi của giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 96 - 101)

- Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh về vai trò phối hợp giữa Nhà trường và Gia đình trong CSGD trẻ được đánh giá có mức độ cao

3.5.2.2.Tínhkhả thi của giải pháp đề xuất

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ MN.

TT Các giải pháp đề

xuất Mức độ khả thi của các giải pháp

Χ Thứ Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức về vai trò phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ 11 3 73.3 37 24.6 0 0 0 0 0 0 2.75 1 2 Xác định mục tiêu cụ thể trong quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình 10 3 68.6 44 29.4 3 2 0 0 0 0 2.66 2 3

Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình

96 64 54 36 0 0 0 0 0 0 2.64 3

4

Tăng cường đầu tư điều kiện hỗ trợ phối hợp giữa nhà trường và gia đình

89 59.3 61 40.6 0 0 0 0 0 0 2.59 4

5

Tăng cường giám sát kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình

83 55.3 64 42.7 3 2 0 0 0 0 2.53 5

Nhận xét: Các khách thể điều tra đánh giá mức độ khả thi của 5 giải pháp đề xuất QL sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ MN tương đối cao với số điểm trung bình là 2,63. Như vậy, mặc dù trên biểu đồ ta thấy có giải pháp 2 và 5 là có 2% khách thể đánh giá là ít khả thi, nhưng với số điểm trung bình là 2,63. thì các giải pháp đề xuất QL sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ MN đều có tính khả thi.

Giải pháp 1 được đánh giá là khả thi ở mức độ cao với điểm trung bình cộng là 2.75 xếp bậc 1/5

Giải pháp 2 xếp thứ bậc 2/5 với điểm trung bình cộng là 2.66

Giải pháp 5 ở mức khả thi thấp hơn một chút so với các giải pháp khác có điểm trung bình cộng 2,53 xếp bậc 5/5.

Như vậy, có thể khẳng định cả 5 giải pháp trên hoàn toàn có thể áp dụng trong điều kiện xã hội và phù hợp với khả năng trình độ của đại bộ phận các lực lượng tham gia vào hoạt động phối hợp giữa Nhà trường và Gia đình trong giáo dục trẻ ở các trường MNTT hiện nay. Các ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng phần thực hiện chủ yếu là từ phía Nhà trường nên sẽ rất chủ động, dễ thành công, chẳng hạn như việc tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và phụ huynh hay việc xây dựng kế hoạch phối hợp cũng như kiểm tra, giám sát phối hợp đều do Nhà trường làm chủ và chủ động thực hiện nên dễ đạt được kết quả như mong muốn.

Như vậy cho dù đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp là khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến đều cho rằng 5 giải pháp đề xuất là cần thiết trong tổ chức thực hiện và rất khả thi để triển khai.

Các trường MNTT, đứng đầu là các đồng chí Hiệu trưởng cần có sự chủ động, vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với điều

kiện cụ thể của từng trường để chỉ đạo và phối hợp tốt các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình CSGD trẻ MN đạt hiệu quả ngày càng cao.

* So sánh kết quả kiểm chứng giữa tính cần thiết và có tính khả thi của các giải pháp đề xuất.

Bảng 3.5.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý sự phối hợp CSGD trẻ MN giữa nhà trường và gia đình.

TT Các giải pháp đề xuất Mức độ đánh giá Tính cần thiết Tính khả thi D D2 Χ Thứ bậc Χ Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức về vai trò phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ MG

2.9 1 2.75 1 0 0

2

Xác định mục tiêu cụ thể trong quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình

2.8 2 2.66 2 0 0

3

Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình

2.58 4 2.64 3 1 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4

Tăng cường đầu tư điều kiện hỗ trợ phối hợp giữa nhà trường và gia đình

2.83 3 2.59 4 -1 1

5

Tăng cường giám sát kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình

2.51 5 2.53 5 0 0

0 4

Đề tài sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Specman để tính toán r = ) 1 ( 6 1 2 2 − − ∑ N N D = 5(5 1) 4 6 1 2 − − x = 0.8

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ MNTT.

Nhận xét:

Như vậy, với hệ số tương quan thứ bậc Specman r = 0.8 ta có thể kết luận giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp QL sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ MN như sau:

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ; Các giải pháp QL 1, 2 và 5 có sự tương quan thuận chặt chẽ và tương đối có sự đồng thuận, những giải pháp này được đánh giá cần thiết ở mức độ nào thì cũng có mức độ khả thi tương ứng.

Riêng giải pháp 3 và 4 thì có tỷ lệ nghịch giữa tính cần thiết và tínhkhả thi: ở giải pháp 3 Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình, mức độ đánh giá cần thiết xếp thứ bậc là 4/5 thì mức độ khả thi lại xếp thứ bậc là 3/5; giải pháp 4 Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phối hợp giữa nhà trường và gia đìnhtính cần thiết xếp thứ bậc 3/5 thì mức độ khả thi lại xếp thứ bậc 4/5. Đánh giá này cho thấy việc tăng cường đầu tư hỗ trợ điều kiện cho công tác phối hợp là rất khả quan.

Đánh giá về sự cần thiết của các giải pháp và khả năng tổ chức thực hiện được các giải pháp đó là thống nhất với nhau. Điều đó chứng tỏ 5 giải pháp mà chúng tôi đề xuất ra đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm giúp sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CSGD trẻ tại các trường mầm non.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Căn cứ trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn công tác phối hợp giữa Nhà trường và Gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, chúng tôi đã đề xuất ra 5 giải pháp nhằm làm tốt hơn quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, đó là các giải pháp: Nâng cao nhận thức về vai trò phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non; Xác định mục tiêu cụ thể trong quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình; Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình; Tăng cường đầu tư điều kiện hỗ trợ phối hợp giữa nhà trường và gia đình; Tăng cường giám sát kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

Từ các kết quả kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp chúng tôi có thể kết luận:

- Năm giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận Cầu Giấy mà chúng tôi đề xuất đã được đa số lực lượng tham gia phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ công nhận và tán thành ủng hộ.

- Các giải pháp phối hợp đề xuất trên là cần thiết và có tính khả thi cao.

- Việc thực hiện các giải pháp sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình nêu trên một cách hệ thống, đồng bộ, linh hoạt sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ở các trường non tư thục quận Cầu Giấy nói riêng và các trường mầm non tư thục trên toàn thành phố nói chung trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 96 - 101)