Điều kiện để giải pháp thực hiện có hiệu quả:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 85)

- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục

d. Điều kiện để giải pháp thực hiện có hiệu quả:

- CBQL nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng phải có năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý tốt để xác định đúng mục tiêu và chỉ ra chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho các bên phối hợp, đồng thời biết lắng nghe, thu nhập ý kiến đóng góp có giá trị để đưa ra được các quyết định quản lý chính xác, khả thi trong tổ chức thực hiện.

- Nhận thức về công tác phối hợp của CBQL, GV và phụ huynh phải thống nhất và cùng phải có ý thức quan tâm, xây dựng.

- Các cuộc họp phân công chức năng, nhiệm vụ phải được tiến hành theo trình tự từ BCH đến GV, nhân viên tới phụ huynh để có sự thốn nhất cao.

- Các văn bản về phân công chức năng, nhiệm vụ phải có tính quy định pháp lý bao gồm cả trách nhiệm và quyền hạn, có thưởng - phạt để khuyến khích và ràng buộc các bên thực hiện, đồng thời cần được phổ biến rõ ràng, kịp thời tới CBQL, GV, nhân viên và gia đình của trẻ.

3.3.3. Giải pháp 3: Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch giữa nhà trường và gia đình trong phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ. gia đình trong phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ.

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của quy trình quản lý. Sau khi xác định được mục tiêu đúng thì cần có kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.

Công tác xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở các trường mầm non hiện nay thường được lồng vào kế hoạch chung của toàn trường và thường chiếm tỉ lệ không nhiều trong tổng khối lượng kế hoạch chung. Chính vì thế mà nhiều khi kế hoạch thực hiện cho hoạt động này thường mờ nhạt và chưa được chú trọng.

a. Mục tiêu của giải pháp:

Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm tăng cường sự tập trung đầu tư hơn cho công tác này mà vẫn đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt trong toàn bộ kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.

b. Nội dung của giải pháp:

Trên cơ sở kế hoạch đã được tổ chức thực hiện nhưng chưa hiệu quả, tìm nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch từ đó điều chỉnh, bổ sung, tăng cường thêm các nội dung, biện pháp, hình thức, thời gian, dự kiến nhân lực thực hiện vào kế hoạch cho hợp lý và có tính khả thi.

c. Các bước thực hiện giải pháp:

- Thu nhập các loại kế hoạch phối hợp ( Kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch phối hợp của nhà trường với ban phụ huynh, kế hoạch phối hợp giữa giáo

viên với phụ huynh) để phân tích, so sánh tìm ra những hạn chế, chưa hợp lý trong xây dựng kế hoạch.

Thực tế cho thấy, việc CSGD trẻ là trách nhiệm chung của gia đình và nhà trường, trong đó gia đình đóng vai trò quan trọng còn nhà trường có vai trò chủ đạo. Do đó muốn phối hợp để thực hiện tốt công tác này thì việc xây dựng kế hoạch phối hợp phải có sự hợp tác thống nhất của các bên. Nhà trường là bên trực tiếp xây dựng kế hoạch phối hợp nhưng không thể đơn phương thực hiện. Hiện nay, kế hoạch phối hợp với phụ huynh trong các trường mầm non thường do nhà trường chủ động xây dựng và đưa ra để các bên phối hợp thực hiện theo. Điểm cần phải cải tiến, thay đổi ở đây là khâu xây dựng kế hoạch phối hợp cần có ý kiến, vai trò của giáo viên và gia đình trẻ. Do đó bước tiếp theo để thực hiện biện pháp cải tiến xây dựng kế hoạch phối hợp là:

* Tổ chức họp trao đổi, tham khảo ý kiến của GV, phụ huynh để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch.

- Nhà trường (chủ yếu ở đây là CBQL) căn cứ trên ý kiến đóng góp, phản hồi của giáo viên, phụ huynh và kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong kế hoạch phối hợp của năm trước để xây dựng kế hoạch phối hợp chung cho toàn trường bao gồm đề ra mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm và phân công người thực hiện cho từng giai đoạn phối hợp.

* Phát phiếu thăm dò ý kiến và cuối năm học: Do trong qúa trình tổ chức cuộc họp không thể có sự tham gia của tất cả phụ huynh nên việc phát phiếu thăm dò lấy ý kiến là rất cần thiết . Việc làm này cần thực hiện vào khoản đầu tháng 5 hàng năm( nếu để khi gần kết thúc năm học rất khó để thu hồi phiếu, do học sinh nghỉ hè). Nhà trường cần làm mẫu phiếu trong đó có phần đánh giá nhận xét của nhà trường về công tác phối hợp, những vấn đề đã làm tốt và những vấn đề còn tồn tại, sau đó xin ý kiến đóng góp của phụ huynh về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong năm học tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận cầu giấy hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w