- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục
1 Sự đóng góp của gia đình về tài lực, vật lực,trí lực 30 40 47 60 48 45 0
2.3.5. Thực trạng quản lý việc giám sát, kiểm tra sự phối hợp
Trong công tác QL các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, muốn QL tốt về mục tiêu, nội dung, hình thức, điều kiện phối hợp thì phải làm tốt khâu giám sát, kiểm tra sự phối hợp. Công tác giám sát, kiểm tra sự phối hợp bao gồm:
- Quan sát, tham dự hoạt động phối hợp giữa GV với phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ; các buổi họp phụ huynh hay buổi mời phụ huynh đến lớp; trong cá buổi tổ chức lễ hội cho trẻ.
- Phỏng vấn, trao đổi với phụ huynh về kết quả của sự phối hợp : sự hài lòng hay những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh.
- Phân tích, đánh giá các sản phẩm của sự phối hợp giữa GV với phụ huynh. Các sản phẩm của sự phối hợp là : thư gửi phụ huynh, các thông báo tới phụ huynh, sổ liên lạc, sổ nhật ký lớp, sổ, bảng tổng hợp khám sức khỏe của trẻ.
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động giám sát, kiểm tra sự phối hợp ta sẽ khảo sát mức độ và kết quả thực hiện hoạt động này qua ý kiến đánh giá của CBQL, GV và phụ huynh.
Bảng 2.21 – Mức độ thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra sự phối hợp.
ST T T
Hoạt động giám sát kiểm tra Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Không thực hiện (%) QL GV PH QL GV PH QL GV PH 1
Phân tích kế hoạch, tài liệu
phối hợp của GV 70 45 / 30 35 / 0 0 /
2
Quan sát,dự hoạt động phối
hợp của GV với phụ uynh 45 50 50 55 50 50 0 0 0 3
Phỏng vấn, trao đổi với phụ
huynh về kết quả phối hợp 35 40 35 60 55 60 5 5 5 4 Phân tích, đánh giá sản phẩm của sự phối hợp 65 60 / 35 40 / 0 0 /
Nhận xét: Theo kết qủa bảng 2.21 ta thấy:
- Có 2 nội dung phối hợp không lấy ý kiến đánh giá của phụ huynh đó là: Phân tích kế hoạch, tài liệu phối hợp của GV và phân tích đánh giá sản phẩm của sự phối hợp vì đây là công việc có tính đặc thù thì chuyên môn của người quản lý trong nhà trường.
- Mức độ thực hiện giám sát kiểm tra về phân tích kế hoạch tài liệu phối hợp của GV và phân tích đánh giá sản phẩm của sự phối hợp được thực hiện khá thường xuyên ( có từ 60% - 70% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên) và các ý kiến đánh giá khá thống nhất ( tỉ lệ chênh lệch là 5%).
- Hoạt động quan sát, dự giờ phối hợp của GV với phụ huynh và phỏng vấn trao đổi với phụ huynh về kết quả phối hợp có tỉ lệ ý kiến đánh giá mức độ thỉnh thoảng mới thực hiện cao hơn mức độ thường xuyên thực hiện. Có 5% ý kiến của cả CBQL, GV và phụ huynh cho la không thực hiện 2 hoạt động này. Như vậy hoạt động giám sát kiểm tra để thúc đẩy việc thực hiện thường xuyên các hoạt động phối hợp còn chưa triệt để.
Bảng 2.22 – Đánh giá kết quả hoạt động giám sát kiểm tra sự phối hợp.
STT Giám sát, kiểm tra sự phối hợp Tốt(%) Khá (%) TB(%) Kém(%) QL GV PH QL GV PH QL GV PH QL GV PH
1
Phân tích kế hoạch, tài liệu phối hợp của
GV 25 30 / 40 40 / 35 30 / 0 0 / 2 Quan sát,dự hoạt động phối hợp của GV với phụ huynh 40 45 45 55 50 55 5 5 0 0 0 0 3 Phỏng vấn, trao đổi với phụ huynh về kết quả phối hợp 40 35 35 50 55 60 10 10 5 0 0 0 4 Phân tích, đánh giá sản phẩm của sự phối hợp 45 45 / 50 45 / 5 10 / 0 0 /
Nhận xét: Theo kết quả đánh giá trên ta thấy sự tương đồng, thống nhất giữa các ý kiến ( tỉ lệ chênh là 5%). Có từ 25% đến 45% các ý kiến đánh giá thực hiện tốt, hơn 50% ý kiến đánh giá hoạt động khá còn lại là thực hiện ở mức độ trung bình, không có loại kém. Kết quả đánh giá này cho thấy hiệu quả của giám sát, kiểm tra sự phối hợp nhìn chung là khá tốt nhưng vẫn còn sự quan tâm đầu tư hơn vì đây là hoạt động có tính chất duy trì, thúc đẩy, tăng cường cho sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.