- Giáo dục đạo đức trong gia đình: giáo dục trẻ biết điều tốt, xấu, hư, ngoan, hư do người lớn quy định mà trẻ phải vâng lời và thực hiện theo Giáo dục
d. Điều kiện để giải pháp thực hiện được:
3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP
Các giải pháp quản lý là những hoạt động quản lý nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể quản lý để thực hiện các nhiệm vụ quản lý đạt mục tiêu đề ra. Các giải pháp, biện pháp quản lý là một hệ thống hoạt động đa dạng năng động, kế tiếp bổ sung hỗ trợ cho nhau. Không có giải pháp nào là vạn năng mà phải vận dụng kết hợp linh hoạt các giải pháp đó một cách đồng bộ, hệ thống.
Nhận xét về mối quan hệ của 5 giải pháp :
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò phối hợp của nhà trường và gia đình trong chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo có ý nghĩa quan trọng hàng đầu vì chỉ khi các đối tượng tham gia phối hợp nhận thức đúng thì mới có hành động đúng và có sự tự giác cao. Nhận thức được nâng cao thì việc tổ chức thực hiện sẽ được mọi người tích cực hưởng ứng và cùng nhau phối hợp nghiêm túc để đạt đến mục tiêu chung nhanh nhất.
Giải pháp 2: Xác định mục tiêu cụ thể quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc phân công trách nhiệm giúp
động thực hiện phối hợp đồng thời cũng góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về công tác phối hợp .
Giải pháp 3: Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình là giải pháp không kém phần quan trọng vì để kế hoạch đi vào thực tế và được triển khai hiệu quả thì phải không ngừng cải tiến, điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng phối hợp của từng bộ phận. Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch sẽ giúp cho mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể được đưa vào thực hiện một cách nhanh chóng kịp thời.
Giải pháp 4: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phối hợp giữa nhà trường và gia đình có vai trò là chất xúc tác làm đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch phối hợp và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình đồng thời cũng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng phối hợp trong quá trình triển khai công việc.
Giải pháp 5: Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp có vai trò bổ sung, hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động phối hợp, đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đúng nội dung, thời gian, tiến độ theo mục tiêu đề ra động thời có thông tin phản hồi, bài học kinh nghiệm làm cơ sở, căn cứ thực tế cho việc nâng cao nhận thức cho lực lượng phối hợp và cung cấp dữ liệu xác thực cho việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch của giai đoạn tiếp theo.
Tóm lại 5 giải pháp quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong CS - GD trẻ mầm non có mối quan hệ logic với nhau vừa là tiền đề vừa là cơ sở, điều kiện của nhau tạo sự thống nhất cho việc thực hiện kế hoạch đồng bộ khoa học và hiệu quả.