Qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã giúp người đọc thoát khỏi sự khô khan của sử sách khi đưa các nhân vật lịch sử đến

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 125 - 126)

đọc thoát khỏi sự khô khan của sử sách khi đưa các nhân vật lịch sử đến gần chúng ta hơn. Các nhân vật trong tác phẩm dù có thật hay được nhà văn sáng tạo ra đều qua "màng lọc" của Nguyễn Xuân Khánh đã được chủ quan hoá, nhân văn hoá để trở thành con người của tiểu thuyết với bao hệ lụy thường tình. Viết tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ nhằm mục đích khơi gợi tình yêu lịch sử dân tộc, "ôn cố tri tân" mà còn nhằm bày tỏ những suy nghĩ của mình về những vấn đề nhạy cảm trong xã hội như khát vọng cách tân đất nước, vấn đề về người tri thức trẻ, về việc giữ gìn các giá trị văn hoá của đất nước,… khiến độc giả phải trăn trở, suy ngẫm khi đọc mỗi trang viết của lão mai Nguyễn Xuân Khánh.

Cùng với việc khám phá về phương diện nội dung, Nguyễn Xuân Khánh còn không ngừng tìm tòi những cách thức thể hiện mới trên phương diện nghệ thuật trần thuật. Bằng nghệ thuật xây dựng cốt truyện đa tuyến với nhiều sự kiện, biến cố, tâm trạng phức tạp tác phẩm đã đưa lại cho người đọc không khí lịch sử sinh động và chân thực. Bên cạnh đó, Nguyễn Xuân Khánh

còn tạo ra kiểu kết cấu đa dạng, có sự kết hợp giữa kết cấu chương hồi, kết cấu theo dòng chảy ý thức, kết cấu truyện lồng trong truyện và kết cấu đối lập tương phản nhằm mang đến cho câu chuyện lịch sử chất tiểu thuyết trữ tình đầy hấp dẫn. Đặc biệt, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng được một hệ thống nhân vật phong phú, từ đó tác giả khám phá nhân vật qua các tình huống, xung đột tâm lý, ngoại hình, ngôn ngữ để hướng đến khắc họa tính cách, cuộc đời nhân vật cũng như để cá thể hóa nhân vật. Ngoài ra, trong tác phẩm, Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện sự nỗ lực đáng ghi nhận trong việc vượt qua các rào cản truyền thống để tạo ra các điểm nhìn, nhịp điệu trần thuật linh hoạt, nhất là với điểm nhìn bên trong, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng người kể chuyện xưng "tôi" độc đáo. Đây chính là dấu ấn đặc thù cho tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trên hành trình đổi mới nghệ thuật trần thuật. Có thể nói, tác giả đã cuốn hút bạn đọc bởi nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, giàu sự trải nghiệm bằng các sắc thái giọng điệu, ngôn ngữ sinh động, đa thanh. Sự kết hợp giữa giọng điệu cảm thương, chia sẻ với giọng điệu ngợi ca ngưỡng mộ; giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý đã được chuyển tải bằng một thứ ngôn ngữ vừa cổ kính, trang trọng vừa gần gũi, đời thường nhưng tinh tế, giàu hình ảnh. Chính niềm đam mê lịch sử và khả năng sáng tạo của Nguyễn Xuân Khánh đã làm mới tác phẩm Hồ Quý Ly

so với các tiểu thuyết lịch sử trước đó, đưa lại cho độc giả sự thích thú, thỏa mãn khi tìm hiểu lịch sử nước nhà.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 125 - 126)