Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong đời văn Nguyễn Xuân Khánh 1.Vài nét về cuộc đời Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 35 - 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong đời văn Nguyễn Xuân Khánh 1.Vài nét về cuộc đời Nguyễn Xuân Khánh

1.2.1.Vài nét về cuộc đời Nguyễn Xuân Khánh

Nguyễn Xuân Khánh còn có bút danh là Đào Nguyễn. Ông sinh năm Nhâm Thìn (1932), tại quê ngoại ở phố Huế - Hà Nội. Còn quê nội của ông ở làng Cổ Nhuế - Từ Liêm, nơi có nghề may (hàng chợ) nổi tiếng thuộc ngoại ô thành phố Hà Nội. Năm Nguyễn Xuân Khánh lên 6 tuổi, bố ông mất, ông sống dựa vào tình thương của người mẹ. Phải chăng, vì thế trong các tác phẩm của ông, luôn phảng phất bóng dáng người mẹ. Trong cuộc nói chuyện với Văn Chinh, ông bộc bạch: "Tôi mồ côi cha từ năm còn bé, năm 6 tuổi. Sống với mẹ quá lâu, đó là một vectơ quan trọng làm nên giọng điệu tâm hồn" [15]. Không phải ngẫu nhiên, ông mở đầu cuốn sách đánh dấu sự trở lại làng văn của mình bằng một lời đề từ đầy xúc động "Kính tặng mẹ, người đàn bà vùng nam Thăng Long". Nguyễn Xuân Khánh hiện nay đang sống cùng gia đình ở số nhà 36, ngõ Trần Khát Chân - vùng đất mơ nổi tiếng xưa kia của ngoại ô thành phố Hà Nội, trong ngôi nhà cũ mới được sửa nhờ tiền giải thưởng và tiền bán sách. Ở tuổi 70, Nguyễn Xuân Khánh mới trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam sau những giải thưởng về tiểu thuyết Hồ Quý Ly.

Nguyễn Xuân Khánh tự nhận mình là "con mọt sách", yêu văn chương từ nhỏ, năm 12 tuổi đã đọc rất nhiều sách. Nguyễn Xuân Khánh bắt đầu viết từ năm 1957. Sở trường của ông là truyện ngắn và tiểu thuyết. Truyện ngắn của ông không thực sự gây được ấn tượng đối với công chúng bạn đọc, còn tiểu thuyết thì được đón nhận một cách nồng nhiệt. Ngày còn trẻ, Nguyễn Xuân Khánh mê âm nhạc, là một cây văn nghệ đàn hát vui vẻ, khi đang là sinh viên Đại học Y khoa Hà Nội. Sau thời gian ở quân ngũ, Nguyễn Xuân Khánh về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội, báo Thiếu niên Tiền

Phong. Sau một tai nạn nghề nghiệp, ông phải về hưu non. Đây là khoảng thời gian cuộc sống riêng tư của ông gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cùng với vợ con, ông đã phải vất vả mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau, như: may áo bông chần (bằng vinilông màu đen, bên trong là chăn dạ cũ) bán ở chợ Giời, nuôi lợn, chữa khóa... Thậm chí, có lúc ông phải xếp hàng đi bán máu ở bệnh viện. Nhớ lại những tháng ngày đó, Nguyễn Xuân Khánh tâm sự: "Tôi đã làm thợ may 7 năm, bán máu 3 - 4 năm, thợ khoá, dịch sách, hợp tác xã mua bán và lao động cải tạo cùng với lưu manh đĩ điếm 1 năm… Đó là bối cảnh sống thực của tôi và có thể nói, đó là những năm cả thành phố nuôi lợn" [15]. Công việc mang lại cho ông nhiều hứng thú lúc bấy giờ là dịch sách, mặc dù phải dịch chui, phải lấy bút danh khác Tuy nhiên, trong những ngày gian khó, khốn khổ ấy, Nguyễn Xuân Khánh không gắn bó hoàn toàn với nghề may, nuôi lợn, hay đi bán hàng với vợ, mà chỉ lấy đó để sống mà nuôi mộng. Được biết lúc bấy giờ, do "thương vì hạnh, trọng vì tài", Ban biên tập Nhà xuất bản Phụ Nữ đã bí mật giúp ông, bằng cách dành cho ông việc dịch sách văn học nước ngoài (nhưng phải lấy bút danh khác) để gia đình ông có thêm thu nhập, dù không đáng là bao, chế độ nhuận bút của nhà xuất bản trả cho người dịch rất thấp. Và như thế, một công đôi việc, vừa để kiếm sống, trau dồi vốn văn chương và âm thầm thắp lên ngọn lửa sáng tạo tưởng như sắp lụi tàn trong tâm hồn nhiều đắng cay, xót xa của ông. Công việc dịch sách đã cứu gia đình và bản thân ông, níu lại cho ông niềm tin trước cuộc đời, khiến ông bền bỉ hơn mà vượt qua những khó khăn trước mắt.

Trong cuộc sống đời thường, ông là người giản dị, dễ gần gũi. Gặp ông "trong một buổi sáng mùa đông đầy nắng của Hà Nội", Lê Thị Thanh Bình đã ngỡ ngàng, khi nhận ra: "Khác với những gì tôi tưởng tượng, tiểu thuyết gia nổi tiếng này gần gũi và vô cùng bình dị, vô cùng sôi động, trẻ trung trong câu chuyện đời mình và đời văn nghiệp mà ông vô tình ghé chân qua rồi trở thành duyên nợ suốt đời" [9]. Ba mươi năm "im hơi lặng tiếng", làm việc âm thầm với tinh thần trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp hiếm có, Nguyễn Xuân Khánh đã đánh dấu cuộc hành trình của mình bằng một cột mốc đáng nhớ.

Bạn đọc biết nhiều đến ông, các nhà phê bình văn học quan tâm đến ông, các nhà báo thực hiện nhiều cuộc trò chuyện, phỏng vấn với ông, những người bạn thân của ông như nhà văn Châu Diên, dịch giả Dương Tường mỉm cười tự hào về ông,… Đó chính là quà tặng của cuộc sống dành cho ông - một Nguyễn Xuân Khánh ở tuổi "thất thập cổ lai hy", vẫn miệt mài sáng tạo và liên tục cho ra mắt những tiểu thuyết khiến độc giả và giới phê bình phải kính nể. Có thể nói, "thân phận nhà văn Nguyễn Xuân Khánh còn nhiều góc khuất, có thể ví ông như gốc mai già, mấy mươi năm chìm khuất đâu đó chợt bật lên rừng rực nở hoa hắt lên văn đàn ánh trắng tinh khiết và ngan ngát hương thơm để diện mạo hốt nhiên thay đổi" [15]. Đúng như lời của Văn Chinh: "Lão mai Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa" [15].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 35 - 37)