Giai đoạn từ 1945 đến năm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 26 - 27)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến năm

Những năm 1945 - 1975, văn học Việt Nam phát triển trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Văn học lúc này giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện thực đời sống kháng chiến trở thành đối tượng trung tâm của văn học. Vì vậy, tiểu thuyết lịch sử ít được các nhà văn chú ý tới. Hơn nữa tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi ở nhà văn nhiều công phu khảo cứu, thái độ lao động tỉ mỉ, nghiêm túc, trong khi các thể loại khác như truyện ngắn, truyện vừa, kí sự nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu bám sát các sự kiện và diễn biến của cuộc kháng chiến. Do đó, mảng văn xuôi viết về đề tài lịch sử tạm thời lắng xuống. Phải đến những năm 60, 70 tác phẩm viết về đề tài lịch sử mới xuất hiện trở lại với những tác giả tiêu biểu như: Hà Ân (Quận He khởi nghĩa, Tổ quốc kêu gọi), Chu Thiên

(Bóng nước Hồ Gươm), Thái Vũ (Cờ nghĩa Ba Đình). Bên cạnh đó, xu hướng truyện lịch sử viết cho thiếu nhi nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cũng hình thành với hai tác giả tiêu biểu là Nguyễn Huy Tưởng (Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung), Hà Ân (Trên sông truyền hịch). Cảm hứng

chủ đạo của các tiểu thuyết trên là ngợi ca truyền thống anh hùng của dân tộc qua các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm và chống lại triều đình phong kiến thối nát.

Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử ở giai đoạn này thưa thớt hẳn so với sự phát triển rầm rộ của nó ở đầu thế kỷ, nhưng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Hầu hết các nhà văn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sử liệu với hư cấu để dựng nên không khí của thời đại, sáng tạo những hình tượng lịch sử sinh động. Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn chưa có sự cách tân đáng kể về tư tưởng và bút pháp. Các nhà văn còn chịu sự chi phối sâu sắc cách nghĩ của quan niệm truyền thống về văn chương. Cách viết của họ là trung thành với các sự kiện lịch sử đã qua và khơi gợi trong lòng độc giả những tình cảm tốt đẹp về truyền thống dân tộc. Nhân vật lịch sử chủ yếu được miêu tả ở hành động. Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử trong giai đoạn này được coi như những phương tiện để giáo dục đạo đức.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w