6. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Tái hiện chân thực, sinh động số phận con ngườ
Là một tiểu thuyết lịch sử, Hồ Quý Ly không chỉ tái hiện lịch sử mà còn phải tái hiện những chân dung nhân vật lịch sử. Khái quát hơn là phải tái hiện được số phận con người trong "trò chơi" của lịch sử. Sự thành công, tính hấp dẫn của tác phẩm phụ thuộc nhiều vào vốn văn hóa, bản lĩnh, tài năng sáng tạo của nhà văn.
Trên sân khấu chính trị của 30 năm cuối vương triều Trần nổi lên nhiều nhân vật đã đi vào sử sách với cách nhìn, cách đánh giá rất khác nhau của hậu thế. Bằng trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu sắc, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo dựng được một thế giới nhân vật với những số phận, những con người sinh động, cụ thể, được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau. Nói cách khác, đó không chỉ là nhân vật của sự kiện mà còn là nhân vật của tính cách tâm trạng. Về cơ bản, tác phẩm đã khắc họa bốn tuyến nhân vật chính: Tuyến các nhân vật theo nhà Trần như Trần Nguyên Đán, Trần Nguyên Hàng, Trần Khát Chân,… Tuyến nhân vật theo Hồ Quý Ly như Nguyễn Cẩn,… Tuyến nhân vật nổi loạn như Phạm Sư Ôn,… Và một tuyến khác chỉ có một nhân vật là Hồ Nguyên Trừng. Mỗi nhận vật có những tâm trạng khác nhau.
Những nhân vật ủng hộ nhà Trần thì luôn trong tâm trạng muốn tiêu diệt Hồ Quý Ly, khôi phục lại vương triều Trần đã mục nát. Còn những nhân vật đứng về phía Hồ Quý Ly lại có tâm trạng nóng vội, muốn nhanh chóng thu phục nhà Trần để nắm quyền sinh quyền sát trong tay. Những nhân vật nổi loạn lại có tâm trạng vừa muốn thay đổi sự mục ruỗng, thối nát của nhà Trần, lại vừa muốn tiêu diệt kẻ hiểm ác, mầm mống tai họa là Hồ Quý Ly. Chọn cho mình một lối đi riêng, Hồ Nguyên Trừng không hoàn toàn ủng hộ cũng không chống đối, đả kích phe phái nào. Chính vì vây, nhân vật này không bị ai ghét bỏ. Với Hồ Quý Ly, ông vẫn kính trọng, phò tá. Với Trần Khát Chân, ông vẫn kết tình thâm giao. Với vua Thuận Tông, ông vẫn quý mến. Đó là lối sống thu mình, chờ thời. Dễ dàng nhận thấy, mâu thuẫn lịch sử càng tăng thì mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật ngày càng gay gắt và mâu thuẫn trong chính bản thân nhân vật cũng vì thế mà tăng lên. Ngay từ lúc Nghệ Hoàng ốm nặng, những vết nứt trong triều đình vốn được che đậy, giấu kín lâu nay được dịp bung ra. Khi cả nước hợp sức đánh quân Chiêm Thành và Phạm Sư Ôn thì những mưu toan cá nhân tạm thời lắng xuống. Nhưng trong không khí hoà bình, mâu thuẫn ấy lại bắt đầu trỗi dậy. Vua quan nhà Trần nhu nhược, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, những vị quan liêm khiết, trung quân muốn giữ ngôi báu cho dòng họ Trần nhưng chẳng tìm nổi một đấng minh quân.
Trong bối cảnh nhiễu nhương, tranh quyền đoạt lợi của những kẻ thừa tham lam, mưu mô, hiểm ác nhưng thiếu bản lính, tầm nhìn xa rộng, Hồ Quý Ly là một gương mặt nổi bật, ôm giấc mộng đế vương xây dựng một triều đại dựa trên những cải cách quyết liệt. Tuy nhiên, trong con người Hồ Quý Ly vẫn chất chứa sự day dứt: "Chuyện chính sự mà… Tất phải thế thôi… Biết làm sao được… Điều chính yếu là cái ung nhọt bùng nhùng hàng chục năm nay đã được cắt bỏ… Đau đấy… nhưng cần thiết… Ta chờ đợi họ thay đổi đã lâu quá rồi…" [50, 796]. Chí lớn của ông không nhận được sự đồng thuận của đông đảo quần thần, dân chúng. Ông trở thành người cô đơn, lẻ loi, là đối tượng cho mọi sự chỉ trích, buộc tội. Còn nhân vật trần Khát Chân lại có tâm trạng buồn bã, chấp nhận làm kẻ bại trận dưới tay Hồ Quý Ly, bỏ dở cơ
nghiệp nhà Trần mà một tay ông góp sức gây dựng: "Tôi hiểu… Còn ông cũng là người tài trí… nhưng tôi nghĩ cuối cùng ông cũng như tôi thôi" [50, 789]. Tâm trạng của vị sư nổi loạn Phạm Xuân Ôn lại là tâm trạng chua xót, cảm thấy có lỗi với nhân dân khi "để trăm họ vẫn phải muôn bề lầm than" không "phá bỏ được vương triều ươn hèn, thối nát này, và đánh tan được giặc Chiêm hung bạo" [50, 248]. Trong tác phẩm, ta còn bắt gặp rất nhiều tâm trạng phức tạp khác, như tâm trạng của Quỳnh Hoa, Huy Ninh, Thanh Mai,… họ tuy xuất thân và có hoàn cảnh sống khác nhau nhưng đều rơi vào trạng thái "đứng ở ngã ba đường" vì không biết nên theo hướng nào để tránh nạn binh đao giữa hai phe phái. Bên cạnh đó, còn có tâm trạng bồn chồn, lo lắng của Sử Văn Hoa, người luôn có hoài bão ghi chép hồn nước, hồn sử nhưng lại không được thỏa nguyện niềm đam mê ấy. Hay tâm trạng của Phạm Sinh, chòng chành giữa con thuyền hận thù và cuối cùng đã bước lên bờ, vứt bỏ mọi phiền muộn ở đằng sau để đi tìm một cuộc sống yên bình.
Qua mỗi biến cố; sự kiện, tính cách, tâm trạng của nhân vật được bộc lộ. Kẻ thắng thì hả hê, hớn hở. Người thua thì dằn vặt đau đớn. Và bao trùm lên là nỗi xót xa khi nhận ra sự ngắn ngủi, mong manh của thân phận con người. Mọi vương triều sẽ qua đi chỉ thân phận con người là đọng lại. Đó là thông điệp tư tưởng mà Nguyễn Xuân Khánh gửi vào tác phẩm của mình. Đây cũng chính là điều làm nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Hồ Quý Ly.