Cốt truyện và vai trò cốt truyện trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 50 - 51)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Cốt truyện và vai trò cốt truyện trong tiểu thuyết

Cốt truyện là một "hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch" [32, 99]. Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung được miêu tả trong tác phẩm.

Nhìn vào thực tế sáng tác, cốt truyện trong tác phẩm hết sức đa dạng, phản ánh những thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn. Xét về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, cốt truyện có thể chia làm hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến (hoặc cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm). Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được kể lại gọn gàng và thường đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính. Vì vậy, cốt truyện đơn tuyến có dung lượng nhỏ hoặc vừa, thường tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học. Còn cốt truyện đa tuyến có một dung lượng lớn, thường tái hiện nhiều bình diện của đời sống và một hệ thống sự kiện, nhân vật phức tạp của một thời kì lịch sử. Hệ thống sự kiện trong cốt truyện đa tuyến được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính của tác phẩm.

Với thể loại tiểu thuyết, cốt truyện có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc tổ chức sắp xếp nó như thế nào là cả một vấn đề lớn của nhà văn. Trong cuốn

xem trong khung, nhìn người phải nhìn trong nhà, đánh giá tác phẩm nghệ thuật phải bắt đầu từ cốt truyện" [69, 77]. Nói về vai trò của cốt truyện trong tác phẩm tự sự nói chung, tiểu thuyết nói riêng, các tác giả Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam trong cuốn Lí luận văn học (tập 2) cũng cho rằng: "cốt truyện là mặt quan trọng nhất, lớn nhất của tác phẩm" [75, 48].

Như vậy, có thể thấy, để có một tác phẩm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, hiển nhiên không thể bỏ qua vai trò của cốt truyện và đặc biệt là khả năng xử lý cốt truyện của nhà văn. Thông qua cốt truyện, cá tính, tài năng, phong cách của nhà văn phần nào được bộc lộ. Ý thức được điều này, các nhà văn hiện đại đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo những hình thức cốt truyện độc đáo, mới lạ, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong việc tái hiện đời sống và thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 50 - 51)