Hồ Quý Ly dấu mốc trong đời văn Nguyễn Xuân Khánh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 41)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Hồ Quý Ly dấu mốc trong đời văn Nguyễn Xuân Khánh

Sau gần 30 năm sống ấm thầm lặng lẽ, vào năm cuối của thế kỷ XX, Nguyễn Xuân Khánh bất ngờ trở lại làng văn với tiểu thuyết Hồ Quý Ly.

Ngay lập tức, tác phẩm đã gây sự chú ý của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học. Chỉ một năm sau khi ra đời, Hồ Quý Ly đã được trao tặng giải thưởng Hội nhà văn (1998 – 2000), và tiếp đó là nhiều giải thưởng cao quý khác. Cho đến nay, sau 12 năm kể từ khi ra đời, tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã được tái bản đến lần thứ 10. Đây là điều ít gặp trong đời sống văn học Việt Nam mấy chục năm qua.

Bị cuốn hút bởi nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly từ những năm 1970, Nguyễn Xuân Khánh đã ấp ủ quyết tâm viết cuốn tiểu thuyết về Hồ Quý Ly.

Để tác phẩm đến tay bạn đọc và dành được nhiều giải thưởng lớn, Nguyễn Xuân Khánh đã phải viết và hoàn thiện tác phẩm trong gần 20 năm, với 3 lần viết đi viết lại. Năm 1978, ông đặt những "viên gạch" đầu tiên cho cuốn tiểu thuyết, với dự định xây dựng một cuốn tiểu thuyết lịch sử thật bề thế. Bảy năm sau, Nguyễn Xuân Khánh sửa chữa lần hai. Lần này số lượng nhân vật đông hơn, diễn biến câu chuyện lịch sử phức tạp hơn với nhiều biến động, nhiều sự kiện. Nhưng phải đến lần thứ ba, năm 1995 cuốn tiểu thuyết mới đi vào giai đoạn hoàn thiện. Nguyễn Xuân Khánh tâm sự: "Với tôi, đề tài Hồ Quý Ly tôi đã thích từ rất lâu… Tuy nhiên đến lần sửa chữa thứ ba tôi mới có đủ độ chín về văn hoá, về vốn sống để hoàn thành cuốn tiểu thuyết này".

Hồ Quý Ly là cuốn tiểu thuyết khá quy mô, dày 802 trang, gồm 13 chương. Mỗi chương có một tiêu đề và mang một nội dung riêng biệt viết về cuộc đời các nhân vật cùng các sự kiện, biến cố trong lịch sử 30 năm, từ năm 1370 đến năm 1400 của thời đại cuối Trần đầu Hồ. Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử, một nhà cải cách có hoài bão khát vọng lớn nhưng đầy bi kịch. Cho đến nay, những tranh luận, đánh giá về nhân vật lịch sử này vẫn còn tiếp tục. Với tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không nhằm "kể lại lịch sử" mà đặt ra nhiều vấn đề lớn lao của lịch sử xung quanh vai trò, số phận của một con người. Nhiều vấn đề lịch sử của đất nước cách đây hơn 600 năm đã được lật lại, soi chiếu từ nhiều góc độ bằng nhãn quan của của con người thời hiện đại. Triều Trần giai đoạn cuối suy yếu, không còn đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của lịch sử, khắp nơi "dân tình đói khổ, quan lại tham nhũng, trộm cướp nổi lên như ong, quân Chiêm Thành đánh vào Thăng Long như chỗ không người", nhu cầu đổi mới trở nên vô cùng bức bách. Trong hoàn cảnh ấy, Hồ Quý Ly xuất hiện trên chính trường Đại Việt như một ngôi sao sáng với chủ trương cải cách triệt để. Với tài năng và niềm đam mê lịch sử nước nhà, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng thành công nhân vật Hồ Quý Ly đa chiều về tính cách. Ở Hồ Quý Ly, vừa tồn tại con người độc ác, dã man nhưng đồng thời lại vừa là con người đi trước thời đại, và ẩn đằng sau sự độc ác, dã man ấy là một nỗi cô đơn đến tột cùng. Qua tiểu thuyết Hồ

Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã làm sống dậy một thời kì lịch sử giàu chất bi hùng vào bậc nhất cuối thời Trần ở nước ta, khi Hồ Quý Ly nổi lên là một nhân vật có vai trò quan trọng đối với dân tộc. Tác phẩm còn mang tính chất của một công trình khảo cứu văn hóa về Thăng Long ngàn năm văn hiến với những địa danh đã đi vào lịch sử, những bức tranh sinh hoạt nơi thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục tập quán của văn hóa Đại Việt 600 năm trước.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật của nguyễn xuân khánh trong tiểu thuyết hồ quý ly luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w