Rèn luyện KNGT giúp HS phát triển những năng lực cần thiết của giao tiếp đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời góp phần vào mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống (Delor, 1996).
a) Mục đích của việc rèn luyện:
Rèn luyện KNGT cho HS ở trường Tiểu học nhằm:
- Rèn luyện cho các em thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở rèn luyện những hành vi, thói quen tích cực trong giao tiếp; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống giao tiếp và hoạt động hàng ngày.
- Tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động giao tiếp để phát triển nhân cách.
- Rèn cho các em khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
- Rèn cho các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, có hiệu quả.
- Rèn cho các em mối quan hệ tốt với những thành viên trong gia đình. - Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô.
- Rèn KNGT là yếu tố cần thiết cho các kỹ năng khác như bày tỏ tình cảm, sự cảm thông, sự hợp tác, đoàn kết.Các em có cách ứng xử phù hợp với mọi người trong môi trường tập thể, môi trường gia đình và xã hội.
b) Yêu cầu của việc rèn kỹ năng giao tiếp:
- Lựa chọn nội dung và phương pháp tích cực, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Các HĐNGLL được tổ chức đa dạng, phong phú, nhẹ nhàng, hứng thú, bổ ích, thiết thực, giúp các em phát huy ưu thế, chủ động và sáng tạo trong các hoạt động giao tiếp.