1.5.3.1. Mục đích rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL:
Mục đích của việc rèn luyện KNGT cho HS là để:
- Tăng cường nhận thức, góp phần phát triển các kỹ năng trong giao tiếp.Bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho học sinh, thông qua các HĐNGLL làm HS bộc lộ hứng thú, sở trường và năng lực đồng thời rèn cho các em sự tự tin khi tham gia vào hoạt động giao tiếp.
- Rèn luyện hệ thống kỹ năng, hành vi trong giao tiếp. Rèn kỹ năng cho HS để nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động trong giao tiếp, đồng thời rèn luyện hành vi, thói quen tốt trong ứng xử với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và xã hội.
- Rèn luyện cho học sinh KNGT, ứng xử có văn hoá, có thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và các hoạt động khác.
- HĐNGLL rèn cho học sinh kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ chức, điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
- HĐNGLL rèn cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh, kỹ năng hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà trường hoặc tập thể giao cho.
1.5.3.2. Nội dung rèn luyện kỹ KNGT thông qua HĐNGLL
- Rèn cho học sinh KNGT giữa cá nhân với bạn bè, từng người thân, từng người khác trong cuộc sống. Thông qua HĐNGLL rèn cho HS kỹ năng làm quen với bạn bè cụ thể như làm quen với người bạn mới, cách giao tiếp, cách cư xử, lắng nghe, trao đổi thông tin cho nhau. Trong gia đình, các em thể hiện được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng , cách ứng xử, cách bày tỏ ý kiến và rèn luyện hành vi ứng xử tốt với người thân. Ngoài xã hội, HS có thể tham gia vào các hoạt động , các em được rèn các kỹ năng hợp tác, tự phục vụ,
- Rèn cho HS KNGT với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗi em). Các em được tiếp xúc với các thành viên trong nhóm. HS được trao đổi ý kiến, tranh luận, cách trình bày ngôn ngữ trước đám đông. Thông qua hoạt động nhóm trẻ sẽ được sự hỗ trợ tích cực của các thành viên, từ đó các kỹ năng giao tiếp luôn luôn được rèn luyện và phát triển.
- Rèn cho HS KNGT giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng. Khi HS đã có sự tự tin trong giao tiếp thì sự hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm ngày càng cao, HS có thể phát triển các kỹ năng trình bày ý kiến, lắng nghe, trả lời các tình huống thích hợp, đồng thời phát huy vai trò thủ lĩnh trong nhóm. Bên cạnh đó sự giao lưu giữa các nhóm với nhau tạo cho HS có khả năng giao tiếp tốt với mọi người trong nhà trường hoặc cộng đồng.