Thực trạng tổ chức rèn luyện KNGTcho học sinh thông qua HĐNGLL tại các trường Tiểu học ở Quận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 67)

- Hoạt động lao động công ích: đây là loại hình đặc trưng của hoạt động ngoài giờ lên lớp Thông qua la o động công ích sẽ giúp trẻ gắn bó với đờ

157 48,3% Kệ bạn, không cần quan tâm 5 1,5%

2.2.3. Thực trạng tổ chức rèn luyện KNGTcho học sinh thông qua HĐNGLL tại các trường Tiểu học ở Quận

2.2.3.1. Về mức độ tổ chức rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL

Bảng 2.6: Mức độ tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua HĐNGLL của GVTH (%)

TT Nội dungtổ chức rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi

1 Kỹ năng giao tiếp với thấy cô giáo 30% 50% 20%

2 Kỹ năng giao tiếp với bạn bè 35% 47% 18%

3 Kỹ năng giao tiếp với thành viên nhà

trường 25% 32% 43%

4 Kỹ năng làm quen 20% 35% 45%

5 Kỹ năng lắng nghe 32% 17% 51%

6 Kỹ năng nói trước đám đông 15% 25% 60%

8 Kỹ giao tiếp trong gia đình và xã hội 15% 20% 65%

9 Kỹ năng thuyết phục người khác 12% 10% 78%

10 Kỹ năng giải quyết những khó khăn

gặp phải 10% 20% 70%

Theo bảng số liệu cho thấy, nhìn chung GV của các trường Tiểu học có thực hiện việc rèn luyện KNGT cho HS thông qua hoạt động NGLL nhưng vẫn ở mức độ thấp. HS được rèn luyện KNGT với thầy cô, với bạn bè và KN lắng nghe ở mức độ thường xuyên chỉ khoảng từ 25% đến 35% cho thấy GV đã có sự quan tâm vì đây là KN cần thiết và cơ bản của giao tiếp. Tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu xã hội đặt ra. HS vẫn còn nhút nhát khi giao tiếp vời thầy cô, bạn bè và các thành viên trong nhà trường. HS chưa có sự linh động, hoạt bát khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.

Bên cạnh đó việc tổ chức rèn luyện thường xuyên KNGT như nói trước đám đông, làm quen, giao tiếp với gia đình và xã hội chỉ dừng lại ở mức độ từ 15% đến 20% thì chưa thể rèn luyện các KN này một cách thành thạo. Qua trao đổi và thu thập thông tin cho thấy các hoạt động rèn luyện này chỉ thỉnh thoảng hoặc ít khi được thực hiện. Việc phối hợp rèn luyện và nắm bắt thông tin phản hồi từ phía gia đình và các hoạt động xã hội chưa được chú trọng đúng mực và thiếu sự phối hợp.

Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là HS chưa biết cách giải quyết xung đột. Việc thuyết phục người khác đối với trẻ là một việc làm rất khó khăn. Một trong những KNS cần thiết trang bị cho trẻ đó là KN giải quyết những khó khăn gặp phải là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trẻ chưa biết cách nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác khi gặp một vấn đề khó khăn, đáng lo ngại là vấn đề bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm rất kém. Nhưng trên thực tế, việc tổ chức rèn luyện chỉ thỉnh thoảng hoặc ít khi thực hiện (chiếm trên 70%) là vấn đề chúng ta cần phải nhìn nhận, xem xét và đề ra giải pháp rèn luyện cấp thiết.

Mức độ thực hiện rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL phản ánh thực trạng việc tổ chức rèn luyện KNGT cho HS ở các trường tiểu học hiện nay chưa được triển khai sâu rộng, một phần do CB, GV chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của HĐNGLL với công tác rèn KNGT mà chỉ tập trung chủ yếu thông qua các môn học trên lớp, thiếu sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn vì thế các hoạt động rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL chưa cao.

2.2.3.2. Về chất lượng tổ chức rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL

Bảng 2.7: Về chất lượng tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua HĐNGLL của GVTH (%) TT Chất lượng tổ chức rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL Tốt Khá Trung bình Chưa đạt

1 Kỹ năng giao tiếp với thầy cô giáo 30% 45% 25% 0%

2 Kỹ năng giao tiếp với bạn bè 35% 47% 18% 0%

3 Kỹ năng giao tiếp với thành viên

nhà trường 25% 32% 43% 0%

4 Kỹ năng làm quen 20% 35% 45% 0%

5 Kỹ năng lắng nghe 32% 17% 51% 0%

6 Kỹ năng nói trước đám đông 15% 33% 60% 5%

7 Kỹ năng giải quyết xung đột 10% 27% 63% 3%

8 Kỹ giao tiếp trong gia đình và xã

hội 15% 20% 63% 2 %

9 Kỹ năng thuyết phục người khác 12% 10% 77% 1% 10 Kỹ năng giải quyết những khó

khăn gặp phải 10% 20% 65% 5%

Theo số liệu thống kê cho thấy, chất lượng tổ chức KNGT cho HS thông qua các HĐNGLL của GVTH phản ánh đúng thực chất của việc tổ chức rèn luyện.

Khi tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua hoạt động NGLL, đa phần GV chưa mạnh dạn đề xuất nội dung, biện pháp rèn luyện và chưa tạo môi trường rèn luyện thuận lợi cho HS. Các HĐNGLL được tổ chức thực hiện

theo kế hoạch chung chung, mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, chưa khai thác hết mục tiêu cần đạt được thông qua các hoạt động. Vì thế ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng rèn luyện KNGT cho HS.

Việc rèn luyện KN nói trước đám đông của HS được đánh giá ở mức độ trung bình (chiếm 60%, chưa đạt chiếm 5%). Kết quả cho thấy, HS chưa thật sự tự tin và bản lĩnh khi trình bày một vấn đề trước đám đông. Nhiều HS còn thụ động khi tham gia phát biểu, lúng túng, thậm chí lo sợ khi phải nói trước đông người. Vì thế, cần phải tăng cường và tạo điều kiện cho HS được giao tiếp va rèn luyện KN này.

Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường là vấn đề cấp bách của xã hội. HS ngày càng có nhiều biểu hiện bạo lực khi giải quyết mâu thuẫn như dễ dẫn đến đánh nhau cho dù một mâu thuẩn rất nhỏ. Điều này cho thấy do ảnh hưởng rất nhiều từ những hành vi xấu tác động từ phía bên ngoài xã hội thông qua phim ảnh và các phương tiện thông tin hiện đại. Vì vậy, cần phải thật sự quan tâm và tổ chức tốt hơn trong việc rèn luyện KN giải quyết mâu thuẫn cho HS.

Việc tổ chức rèn luyện KN thuyết phục và giải quyết khó khăn gặp phải hiệu quả chưa cao, mức độ trung bình chiếm trên 60%, chưa đạt chiếm 5%, cho thấy vấn đề này chưa được quan tâm và thực hiện tốt. Đa số học sinh chưa biết tự phục vụ. HS còn phụ thuộc rất nhiều vào thấy cô, vào gia đình, vì thế, khi gặp khó khăn, trẻ trở nên lúng túng, không biết cách giải quyết. Thực tế cho thấy việc tổ chức rèn luyện KNGT cơ bản và cần thiết cho HS ở các trường tiểu học chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

2.2.4. Thực trạng quản lý công tác rèn luyện KNGT cho học sinh thông qua HĐNGLL tại các trường Tiểu học, Quận 4 thông qua HĐNGLL tại các trường Tiểu học, Quận 4

a) Thực trạng quản lý việc rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL

Bảng 2.8: Thực trạng quản lý rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL.

TT Nội dung quản lý Đối Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện 1 Nâng cao nhận thức, định hướng mục tiêu và phương

CBQL 78,1% 21,9% 0

GV 0 68% 32%

2 Xây dựng kế hoạch và chương trình rèn luyện

CBQL 87,5% 12,5% 0

GV 75% 21% 4%

3 Phân công và bồi dưỡng đội ngũ GV

CBQL 93,8% 6,2% 0

GV 0 73% 27%

4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho HĐNGLL

CBQL 75% 25% 0

GV 74% 18% 8%

5 Kiểm tra đánh giá hoạt động rèn luyện

CBQL 81,3% 18,7% 0

GV 0 68% 32%

6 Công tác phối hợp nhà trường- gia đình -xã hội

CBQL 75% 25% 0

GV 60% 12% 28%

Qua kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy có 78,1% CBQL rất quan tâm và thường xuyên thực hiện việc nâng cao nhận thức, định hướng đúng mục tiêu và phương pháp rèn luyện KNGTcho HS thông qua HĐNGLL. Thực tế tại các trường tiểu học có đến 68% GV thực hiện không thường xuyên và 32% GV không thực hiện, chứng tỏ công tác chỉ đạo của CBQL trường tiểu học chưa thật sự sâu sát, sự tác động chưa thật sự mạnh mẽ đến từng GV, vì thế hiệu quả của việc rèn luyện KNGT cho HS chưa cao.

Có 87,5% CBQL và 75% GV nhận thấy việc thường xuyên xây dựng kế hoạch rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL là rất quan trọng. Thực tế, việc xây dựng kế hoạch là nội dung đầu tiên trong quá trình rèn luyện cho HS. Nếu nội dung này được CBQL thực hiện tốt, sẽ định hướng cho GV có chương trình và phương pháp rèn luyện hiệu quả. GV tạo điều kiện cho HS được tham gia vào các hoạt động từ đó các KN được rèn luyện thuần thục hơn.

Có 93,8% CBQL cho rằng việc thường xuyên phân công và bồi dưỡng GV là cần thiết.Trên thực tế cho thấy, công tác rèn luyện cần được tổ chức khoa học thông qua việc phân công đội ngũ GV có năng lực và tâm huyết với nghề. Điều này là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình rèn luyện. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng GV cũng phải thực hiện thường xuyên để GV nắm vững quan điểm, nội dung và phương pháp rèn luyện. Thực trạng hiện nay, có đến 73% GV cho rằng việc bồi dưỡng đội ngũ GV chưa được thực hiện thường xuyên và 27% GV không được bồi dưỡng nên việc tổ chức thực hiện mang tính tự phát và dựa và kinh nghiệm bản thân.

Qua khảo sát, phần lớn CBQL và GV đều cho rằng thường xuyên thực hiện nội dung CSVC và trang thiết bị, chứng tỏ nội dung này là một trong những điều kiện giúp công tác rèn luyện KNGT cho HS đạt hiệu quả. Tuy nhiên có 25% CBQL, 18% GV đánh giá việc thực hiện nội dung này không thường xuyên và 8% GV đánh giá không thực hiện. Điều này chứng tỏ hiện nay GV chưa nhận thức được một cách sâu sắc vai trò của CSVC và trang thiết bị đến quá trình tổ chức các hoạt động rèn luyện KNGT cho HS.

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong việc thực hiện một kế hoạch. Chính vì thế, có đến 81,3% CBQL đánh giá thường xuyên mức độ thực hiện nội dung này. 68% GV đánh giá mức độ thực hiện không thường xuyên và 32 % GV cho rằng không thực hiện nội dung này. Điều này chứng tỏ thiếu tính lôgíc trong quá trình rèn luyện KN cho HS. Việc rèn luyện mà không có kiểm tra thì không thể điều chỉnh kịp thời những khiếm khuyết trong công tác tổ chức, những phát sinh trong quá trình rèn luyện. Việc rèn luyện mà không đánh giá thì không thể thấy được ưu khuyết điểm, không thể động viên, khuyến khích và nhân rộng mô hình rèn luyện.

Việc rèn luyện KNGT cho HS đạt được kết quả tốt khi chúng ta biết phối hợp các môi trường rèn luyện, chính vì thế có 75% CBQL và 60% GV nhận thấy thường xuyên thực hiện nội dung này. Tuy nhiên có đến 28% GV

không thực hiện nội dung này, đây cũng là tồn tại của việc rèn luyện. Qua khảo sát cho thấy, đa số GV đánh giá việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quá trình rèn luyện chưa cao. Một số gia đình không hợp tác với GV trong rèn luyện với những lý do như: gia đình thiếu quan tâm, do cuộc sống mưu sinh, do môi trường gia đình HS sinh sống. Ngoài ra, môi trường xã hội cũng tác động ít nhiều đến việc rèn luyện KNGT cho HS. Trẻ được tiếp xúc nhiều qua công nghệ thông tin, truyền thông và các hoạt động bên ngoài xã hội, điều này tác động đến trẻ theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Vì thế việc lựa chọn, định hướng cho trẻ tiếp xúc rất quan trọng.

b) Những khó khăn của CBQL và GV khi thực hiện rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL.

Bảng 2.9: Những khó khăn khi xây dựng kế hoạch rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL

TT Những khó khăn Mức độ Rất khó khăn Khó khăn Không khó khăn SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức cho

đội ngũ GV 0 0 16 50% 16 50%

2 Phân công lực lượng cho

công tác rèn luyện HS 0 0 20 62,5% 12 37,5%

3 Mô hình tổ chức và giải

pháp rèn luyện 11 34,4% 12 37,5% 9 28,1%

4 CSVC và trang thiết bị 8 25% 15 46,9% 9 28,1%

5 Kiểm tra và đánh giá hoạt

động 0 0 14 43,8% 18 56,2%

6 Kinh phí tổ chức hoạt 7 21,9% 20 62,5% 5 15,6% 7 Công tác phối hợp 3 môi

trường GD 0 0 18 56,2% 14 43,8%

Theo nhận định của CBQL, để xây dựng kế hoạch rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL cần rất nhiều yếu tố tác động đến như nhận thức

của GV, mô hình và giải pháp, phân công đội ngũ, CSVC, thời gian, kinh phí …Qua khảo sát thực tế, CBQL gặp không ít những khó khăn trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch rèn luyện. 50% CBQL gặp khó khăn khi nhận thức của GV chưa được nâng cao. Bên cạnh những GV tâm huyết, hết lòng tham gia tích cực vào công tác rèn luyện cho HS, vẫn còn một số GV không thống nhất với quan điểm rèn luyện, cho rằng rèn qua các môn học là đủ, hoặc có những GV tham gia một cách thụ động, làm qua loa, thiếu sự đầu tư và sáng tạo.

Vấn đề phân công đội ngũ tham gia vào hoạt động rèn luyện KNGT cho HS cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay tại các trường tiểu học rất thiếu lực lượng GV chuyên trách nên việc tổ chức các HĐNGLL chưa đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức. GVCN các lớp phần lớn tập trung vào công tác chuyên môn nên xem nhẹ vai trò quan trọng của HĐNGLL trong việc rèn luyện KNGT cho HS. Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động dạy học 2 buổi/1 ngày ở các trường chưa đảm bảo tính khoa học. Buổi thứ hai phần lớn thời gian GV dành cho việc củng cố kiến thức đã học ở buổi chính khoá nên các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động rèn luyện năng khiếu không được chú trọng thực hiện.

Hiện nay hoạt động rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL chưa được phát triển sâu rộng, cũng như chưa có mô hình tiên tiến hoặc tư liệu tham khảo, nên CBQL cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng nội dung và chương trình rèn luyện. Đa phần các kế hoạch được xây dựng dựa vào kinh nghiệm, thiếu lí luận và thực tiễn nên hiệu quả thực hiện kế hoạch rèn luyện chưa cao. 34,4% CBQL cho rằng rất khó khăn về mô hình rèn luyện và các giải pháp.

Quận 4 khá nhỏ so với các quận trong thành phố, nên các trường chưa đáp ứng nhu cầu về CSVC, trang thiết bị hiện đại và điều kiện sân bãi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nên các hoạt động này chưa đa dạng

và phong phú. Vì thiếu phòng chức năng, nhất là phòng công nghệ thông tin nên HS ít có điều kiện tiếp thu tri thức và rèn luyện kỹ năng thông qua việc tiếp xúc các phương tiện hiện đại.

Kinh phí tổ chức các hoạt động NGLL cũng là vấn đề bất cập hiện nay. Qua khảo sát có 21,9% CBQL cho rằng rất khó khăn về kinh phí và 62,5 % cho rằng khó khăn. Do đời sống đại đa số người dân trong quận còn nghèo nên việc vận động và thực hiện công tác xã hội hoá chưa được hiệu quả.

Bảng 2.10: Những khó khăn của GV khi thực hiện rèn luyện KNGT cho HS thông qua HĐNGLL

TT Những khó khăn Mức độ Rất khó khăn Khó khăn Không khó khăn SL % SL % SL % 1 Nhận thức của đội ngũ GV về việc tổ chức các hoạt động rèn luyện KNGT cho HS NGLL. 0 0 50 50% 50 50%

2 Phân công lực lượng cho công

tác rèn luyện. 35 35% 47 47% 18 18%

3 Mô hình tổ chức và giải pháp

rèn luyện. 43 43% 28 28 % 29 29%

4 CSVC và trang thiết bị phục vụ

rèn luyện. 15 15% 46 46 % 41 41 %

5 Kiểm tra và đánh giá hoạt động

rèn luyện. 52 52% 16 16% 32 32%

6 Kinh phí tổ chức hoạt động

rèn luyện. 60 60 % 20 20 % 10 10 %

7

Công tác phối hợp 3 môi trường GD trong công tác rèn luyện.

45 45% 30 30% 25 25%

Qua khảo sát cho thấy nâng cao nhận thức của GV là vấn đề khó khăn. Đa số GV đều cho rằng HĐNGLL là môi trường thuận lợi trong việc rèn

luyện KNGT cho HS. Tuy nhiên, do áp lực về nội dung, chương trình giảng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w