Tổ chức rèn KNGTcho học sinh thông qua hoạt động tiếp cận khoa học-kĩ thuật, phục vụ học tập

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 89)

- Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động từ thiện Đây là hoạt động toàn xã hội quan tâm, thông qua hoạt động từ thiện giáo dục các em lòng nhân

3.2.8. Tổ chức rèn KNGTcho học sinh thông qua hoạt động tiếp cận khoa học-kĩ thuật, phục vụ học tập

khoa học-kĩ thuật, phục vụ học tập

a) Mục tiêu của biện pháp

Thông qua hoạt động tiếp cận khoa học, kỹ thuật phục vụ cho học tập, ngoài việc mở rộng, khắc sâu kiến thức, các em còn được rèn luyện KNGT khi tham gia hoạt động như giao tiếp với thầy cô, bạn bè, lắng nghe, trao đổi, phát biểu ý kiến, tranh luận, thuyết trình và khắc phục những khó khăn gặp phải.

b) Nội dung của biện pháp

- Hoạt động tiếp cận được những thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến sẽ tạo cho HS sự say mê, tìm tòi, kích thích các em học tập tốt.

- Hình thành các câu lạc bộ tiếp cận khoa học cho HS tham gia như: câu lạc bộ hội họa, câu lạc bộ khoa học, câu lạc bộ toán học, câu lạc bộ lịch sử- địa lý.

- Nhà trường tổ chức các câu lạc bộ cho HS tham gia trong các buổi ngoại khóa. GVCN trong quá trình giảng dạy tìm hiểu và phát hiện những em có năng khiếu, sở thích ở các bộ môn, định hướng cho HS tham gia vào các câu lạc bộ.

-Thông qua các câu lạc bộ, tổ chức cho các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho HS tự rèn luyện KNGT của mình như: cùng nhóm sưu tầm các bài toán hay, các bức tranh đẹp, các nghiên cứu khoa học tiên tiến, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học, các sự kiện lịch sử, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, HS sẽ giao tiếp với nhau để giải quyết vấn đề tìm hiểu, từ đó kiến thức sẽ được mở rộng. Những KNGT được phát triển như giao lưu, làm quen, kết bạn trong nhóm, thường xuyên trao đổi, phát biểu ý kiến, biết lắng nghe, biết cách trình bày cho người nghe hiểu những vấn đề mình nghiên cứu. Biết tìm cách giải quyết những khó khăn trong quá trình nghiên cứu bằng việc trao đổi với thầy cô, với những nhà nghiên cứu…Biết bày tỏ cảm xúc của mình về cái hay, cái đẹp của các nội dung mình tìm tòi và nghiên cứu. Đồng thời các em biết vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống.

- Tạo điều kiện cho các câu lạc bộ được trình bày những thành quả nghiên cứu của nhóm thông qua các buổi sinh hoạt chủ điểm, các buổi giới thiệu, triển lãm, và các hội thi đố vui khoa học để HS phát triển KNGT của mình.

d) Điều kiện thực hiện

- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, CSVC và trang thiết bị cần thiết cho HS tham gia vào các câu lạc bộ. Vận động sự hỗ trợ và kinh phí từ phía phụ huynh học sinh.

- GV phụ trách các câu lạc bộ phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong câu lạc bộ và định hướng cho HS trong quá trình nghiên cứu để tránh nghiên cứu lan man, không trọng tâm.

- Trong quá trình nghiên cứu của các câu lạc bộ, GV phải thường xuyên kiểm tra, động viên và kịp thời điều chỉnh, uốn nắn các hành vi trong giao tiếp, ứng xử.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w