- Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động từ thiện Đây là hoạt động toàn xã hội quan tâm, thông qua hoạt động từ thiện giáo dục các em lòng nhân
3.2.9. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNGTcho HSTH thông qua HĐNGLL.
HSTH thông qua HĐNGLL.
a) Mục tiêu của biện pháp
- Đổi mới công tác kiểm tra nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác của GV trong quá trình rèn luyện KNGT và chất lượng GT của HS.
- Giúp HS vững vàng, tự tin và cố gắng hoàn thiện KNGT của mình. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong hoạt động rèn luyện KNGT.
Kiểm tra đánh giá đúng làm cơ sở để cải tiến, đề xuất nội dung và biện pháp rèn luyện đạt hiệu quả tốt nhất.
b) Nội dung của biện pháp
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối của quá trình rèn luyện, nó không chỉ nhận xét về nhận thức mà còn kiểm nghiệm KNGT của HS. Việc kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa cho GV, HS và cả phụ huynh. Qua đó, GV có thể rút kinh nghiệm cho mình trong việc rèn luyện, biết lựa chọn phương pháp phù hợp với HS. Đối với HS, kết quả đánh giá ghi nhận mức độ phát triển KNGT của mình. Đối với CBQL, GV đánh giá là cơ sở để điều chỉnh biện pháp rèn luyện cho HS, đồng thời là động lực thúc đẩy sự tìm tòi, học tập, sáng tạo và nâng cao nhận thức.
- Đánh giá giáo viên thông qua:
+ Quá trình tổ chức và công tác chủ nhiệm của GV
+ Quá trình rèn luyện KNGT của HS thông qua kết quả cụ thể. + Khả năng phối kết hợp với gia đình trong công tác rèn luyện.
+ Tổ chức nghiêm túc việc phân công, phân nhiệm trong hoạt động rèn luyện.
+ Định kỳ kiểm tra và đánh giá kết quả rèn luyện từ phía GVCN. Thường xuyên rút kinh nghiệm và đề ra hướng khắc phục những tồn tại.
c) Tổ chức thực hiện
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện KNGT. Kế hoạch đó có tác động tích cực đến GV, HS khi tham gia thực hiện các hoạt động. GVCN đánh giá KNGT của HS bằng cách cho HS ghi nhận những kết quả đạt được từ “sổ tay giao tiếp”, GV không phải cho điểm, cho nhận xét mà chính HS sẽ tự đánh giá KNGT của mình (nội dung tự đánh giá như bảng 2.3). Trên cơ sở đó, cùng với thực tiễn GV sẽ đánh giá từng cá nhân HSvới những cá tính và kỹ năng nổi trội,những hạn chế cần khắc phục. Từ đó HS sẽ có trách nhiệm củng cố kiến thức và KNGT cho bản thân mình.
- GV phối hợp với phụ huynh đánh giá kết quả rèn luyện KNGT cho HS, những thông tin phản hồi từ phụ huynh là điều kiện để đánh giá KNGT của HS một cách toàn diện.
- Định kỳ GVCN báo cáo kết quả rèn luyện KNGT cho HS, để rút kinh nghiệm và tìm ra các biện pháp hữu hiệu, nâng cao chất lượng rèn luyện.
- Việc kiểm tra phải nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho HS, nhưng phải đảm bảo tính khoa học và số liệu phải cụ thể, chính xác.
- Ngoài ra trong quá trình rèn luyện, cần có việc kiểm tra đột xuất để nắm bắt tiến trình, mức độ thực tiễn và kịp thời điều chỉnh biện pháp rèn luyện hữu hiệu nhất.
d) Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng cần quán triệt nhận thức đến CBQL, GV, HS về việc tự kiểm tra, đánh giá hoạt động rèn luyện KNGT.
- Các hoạt động kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan và chuẩn xác để làm cơ sở đánh giá năng lực của GV và sự tiến bộ của HS.