- CBQL,GV cần nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của đơn vị mình để đề ra kế hoạch và phương pháp rèn luyện hiệu quả.
3.2.5. Tổ chức rèn KNGTcho HS thông qua hoạt động sinh hoạt chào cờ vào đầu tuần.
cờ vào đầu tuần.
- Học sinh được rèn luyện các KNGT cơ bản qua các hoạt động của chào cờ đầu tuần như: KNGT với thầy cô, bạn bè, các thành viên trong nhà trường, KN làm quen, lắng nghe, nói trước đám đông…
- Bồi dưỡng và phát triển KNGT, giúp HS tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, trong mọi hoạt động. Từ đó giúp GV kiểm tra, đánh giá KNGT của HS qua các hoạt động.
b) Nội dung của biện pháp
- Thông qua tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần rèn các KNGT cho HS. - Vận dụng linh hoạt các nội dung có thể tích hợp rèn KNGT cho HS. - Các hoạt động trong tiết chào cờ có thể rèn KNGT cho HS như giới thiệu về nhân vật lịch sử, thi đố vui, thảo luận một vấn đề, sinh hoạt tập thể, tổ chức trò chơi.
c) Tổ chức thực hiện
Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần là HĐNGLL có tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức cho HS, là một tiết bắt buộc có trong thời khoá biểu hằng tuần của HSTH. Bên cạnh đó tiết chào cờ còn thực hiện những nội dung hoạt động chủ điểm thông qua tiết chào cờ có rất nhiều hoạt động có thể rèn KNGT cho HS như:
- Tổ chức chuyên đề về văn hóa ứng xử trong nhà trường và xã hội, tuyên truyền về An toàn giao thông; truyền thông y tế; nếp sống văn minh đô thị, vấn đề ô nhiễm môi trường, hoạt động về nguồn... hoạt động này rất thiết thực trong việc rèn KNGT cho trẻ nhất là trẻ đầu cấp. Trẻ sẽ được trải nghiệm qua các tình huống ứng xử như: cách chào hỏi, lễ phép, cách xưng hô của các em đối với các thành viên trong nhà trường (thầy cô, nhân viên, bạn bè, anh chị lớp trên…) với các thành viên trong gia đình, ứng xử khi tham gia các hoạt động vui chơi, khi xếp hàng vào lớp, khi mua quà bánh ở căn tin, khi tham gia giao thông. Những nội dung này giúp trẻ nhận thức được cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Thông qua việc tổ chức cho các em thảo luận
các vấn đề nêu trên, các em sẽ vận dụng một cách tự nhiên các KNGT như trao đổi ý kiến, lắng nghe, trình bày ý kiến. GVCN có thể theo dõi, quan sát và kịp thời uốn nắn cho các em, giúp các em tự rèn luyện được các KNGT cho bản thân.
- Mỗi tháng, sinh hoạt tư tưởng chính trị gắn với hoạt động thiết thực “mỗi tháng là một tấm gương về một anh hùng dân tộc”. GV có thể phân công HS tham gia vào việc tìm hiểu, sưu tầm tư liệu và tổ chức cho HS trình bày trước sân trường. Chính hoạt động này HS tự rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông, tạo cho các em sự tự tin và bản lĩnh khi giao tiếp trước mọi người.
- Mỗi tuần, TPT Đội sẽ tổ chức cho HS thi đố vui theo từng chủ đề, các môn học, các hoạt động truyền thông. Hoạt động này thu hút HS tham gia. GV có thể chọn lọc hình thức tổ chức như hái hoa dân chủ, em làm phóng viên, chiếc nón kỳ diệu, con số bất ngờ … để HS tham gia tích cực và ngẫu nhiên. HS suy nghĩ các câu hỏi đặt ra, giơ tay phát biểu ý kiến, chính là rèn cho các em sự tự tin, mạnh dạn và rèn luyện KNGT cho mình một cách tự nhiên. Thông qua hoạt động này, GV có thể rèn luyện, sửa chữa cho HS cách trả lời, cách trình bày lịch sự, lễ phép, rõ ý và thuyết phục được người nghe. Hoạt động này có tính giáo dục cao, học sinh dễ dàng tiếp thu và tự rèn luyện cho bản thân mình. Tạo điều kiện cho những em HS thiếu tự tin, nhút nhát cũng có thể tham gia phát biểu bằng cách GV đặt những câu hỏi vừa sức và quan tâm, động viên các em tham gia.
- Sinh hoạt tập thể là một hoạt động không thể thiếu trong tiết sinh hoạt chào cờ, các em sẽ được dạy những bài hát, các trò chơi tập thể. Đặc biệt là khả năng quản trò, chỉ huy trong hoạt động tập thể. Những em có khả năng quản trò có điều kiện tổ chức các hoạt động thu hút, thuyết phục mọi người tham gia. Chính hoạt động này đã rèn cho các em.
Tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần là môi trường tốt để HS rèn luyện KNGT, đồng thời giúp HS còn hạn chế trong giao tiếp được tham gia vào các hoạt động, dần dần biến các hành vi giao tiếp trở thành kỹ năng.
d) Điều kiện thực hiện
- Phải có kế hoạch chào cờ cụ thể hàng tuần, đề ra các hoạt động trong buổi sinh hoạt đồng thời và lựa chọn nội dung hoạt động có thể tích hợp, lòng ghép rèn luyện KNGT cho HS.
- GV phải lựa chọn nội dung sinh hoạt phong phú, gần gũi và đa dạng để thu hút HS tham gia.
-TPT phối hợp với GVCN phát hiện những em có KNGT tốt để làm mẫu, nhân rộng trong các em HS, đồng thời có sự quan tâm, động viên những HS có KNGT còn hạn chế để các em có điều kiện tham gia vào các hoạt động giao tiếp.