- Các hoạt động của nhà trường được tổ chức và triển khai đến từng PHHS thông qua các trang Web của nhà trường, hệ thống liên lạc điện tử, các
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất.
Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình rèn luyện KNGT cho HS. Biện pháp này thúc đẩy biện pháp kia và ngược lại, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
Nhóm các biện pháp đóng vai trò tiền đề (Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT cho HSTH; Tăng cường quản lý việc rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL; Bồi dưỡng cho GVTH năng lực tổ chức hoạt động NGLL): Đây là những biện pháp quan trọng hàng đầu. Nhận thức đúng thì thúc đẩy các hoạt động đúng. Các hoạt động muốn đạt được hiệu quả cao cần phải tăng cường công tác quản lý để xây dựng kế hoạch, sự định hướng về nội dung và phương pháp rèn luyện. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động nhằm lựa chon những phương pháp hiệu quả và kịp thời điều những hạn chế trong trong quá trình tổ chức thực hiện. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực, phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình rèn luyện cho HS.
Nhóm biện pháp cơ bản (Lựa chọn hợp lý nội dung tích hợp rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL; Tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua hoạt động sinh hoạt chào cờ vào đầu tuần; Biện pháp rèn KNGT cho HS thông qua hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; Tích cực rèn KNGT cho HS thông qua hoạt động xã hội; Tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua hoạt động tiếp cận khoa học-kĩ thuật, phục vụ học tập) các biện pháp đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện KNGT thông qua các HĐNGLL. Nhờ chúng, HS tham gia vào các hoạt động thiết thực, sinh động và phong phú, đây là môi
trường thuận lợi để rèn luyện các KNGT cần thiết cho bản thân.Từ đó, HS biết vận dụng những KN đã được rèn luyện vào trong cuộc sống một cách thuần thục.
Nhóm biện pháp hỗ trợ (Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL; Đảm bảo các điều kiện cần thiết để rèn luyện KNGT thông qua HĐNGLL; Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong rèn luyện KNGT) các biện pháp góp phần tích cực vào hiệu quả công tác rèn luyện KNGT cho HSTH. Điều kiện về CSVC tốt sẽ tác động và hỗ trợ tốt cho các hoạt động. Đáp ứng yêu cầu cho việc tổ chức các HĐNGLL. Bên cạnh đó các hoạt động sẽ hoàn thiện hơn khi làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá đúng làm cơ sở để cải tiến, đề xuất nội dung và biện pháp rèn luyện đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra trong quá trình rèn luyện, HS cần được sự hỗ trợ từ phía gia đình và các lực lượng giáo dục khác. Sự phối hợp sẽ tạo điều kiện cho HS được rèn luyện và phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong quá trình thực hiện, tùy vào đặc điểm đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường về CSVC, đội ngũ CBQL, GV… mà mỗi biện pháp giữ vai trò khác nhau. Vì thế cần có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong quá trình rèn luyện KNGT cho HS.
3.4. Thăm dò về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
Để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của 132 CBQL, GV các trường Tiểu học trong quận. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
STT Nội dung Số ý kiến Sự cần thiết (Tì lệ%) Mức độ khả thi (Tì lệ%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi cao Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức về tầm 132 81,1 18,9 0 84,4 15,6 0
quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học.
2
Tăng cường quản lý việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
132 71,9 24,3 3,8 74,2 25,8 0