- CBQL,GV cần nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn của đơn vị mình để đề ra kế hoạch và phương pháp rèn luyện hiệu quả.
3.2.6. Biện pháp rèn KNGTcho học sinh thông qua hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao
hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao
a) Mục tiêu của biện pháp
Lựa chọn các hoạt động văn hoá, nghệ thuật phù hợp với điều kiện và năng lực của HS để rèn KNGT hiệu quả.Thông qua hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao tạo điều kiện cho HS rèn luyện các KN như giao tiếp với thầy cô, bạn bè, làm quen, lắng nghe, nói trước đám đông, kỹ năng thuyết phục người khác, giải quyết xung đột, khắc phục khó khăn…
b) Nội dung của biện pháp
- Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao là bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, bồi dưỡng lòng khao khát cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống. Biết thưởng thức cái đẹp để có những hành động đẹp. Chính vì vậy, hoạt động văn hoá, nghệ thuật,thể dục thể thao… không chỉ giáo dục tính thẩm mỹ, các kỹ năng nghệ thuật mà thông qua đó còn rèn cho HS KNGT cơ bản để các em vận dụng vào trong đời sống.
- Lựa chọn những hoạt động có giá trị đạo đức, rèn luyện năng khiếu … từ đó rèn luyện các KNGT cho HS.
c) Tổ chức thực hiện
- Tổ chức các hoạt động có giá trị đạo đức cho HS tham gia như giới thiệu về sách, báo, các tác phẩm văn học hay, các mẩu chuyện về đạo đức, các danh nhân văn hoá, danh nhân lịch sử, các vị anh hùng của dân tộc, từ đó rèn cho các em thái độ, tình cảm và thể hiện qua các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Tổ chức cho HS thi cách ứng xử qua hội thi kể chuyện đạo đức. Hoạt động này có thể thực hiện hàng tháng qua các chủ điểm và lựa chọn nội dung truyện kể phù hợp.Thông qua các tiểu phẩm, các em sẽ nhận thức được hành vi nào đúng, hành vi nào sai, từ đó lựa chọn hành vi phù hợp trong cuộc sống. Khi tổ chức hoạt động này, HS được tham gia một cách tích cực, rèn cho các em khả năng trình bày tiểu phẩm, giúp các em phát triển được KNGT trong quá trình chuẩn bị bằng cách trao đổi với thầy cô, bạn bè, thảo luận, đề xuất ý kiến. Cuối mỗi tiểu phẩm các em thường rút ra các bài học đạo đức, đồng thời các em có thể đặt các câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện bằng các trò chơi như em làm phóng viên nhí, tạo điều kiện cho HS tham gia giao lưu với nhiều bạn, chính lúc này trẻ được rèn nhiều kỹ năng tiếp cơ bản như đặt câu hỏi,cách thức trả lời, cách giới thiệu về bản thân, cách xưng hô và mạnh dạn phát biểu trước đám đông.
- Một số hoạt động góp phần vào việc rèn luyện KNGT cho HS như thi sáng tác thơ, nhạc, hội hoạ, báo tường. Cụ thể qua hoạt động chủ điểm các ngày kỷ niệm lớn trong năm.
+ Tháng 9 và 10 với chủ điểm truyền thống nhà trường, chăm ngoan học giỏi, có thể tổ chức cho HS tham gia các hội thi như viết cảm nhận, báo tường, làm thơ, tìm hiểu lịch sử và truyền thống của ngôi trường em đang học tập (dành cho HS lớp 4-5). Thông qua hội thi này, HS được thể hiện tình cảm của mình về ngôi trường mình đang học tập, từ đó GV có thể nắm được
KNGT của HS thông qua việc trình bày ngôn ngữ viết bằng các bài tự luận, hoặc rèn cho các em thể hiện ngôn ngữ nói qua các bài thuyết trình, từ đó các em được GV rèn luyện, uốn nắn cách giao tiếp trước nhiều người, cách lập luận và thuyết phục người nghe.
+ Tháng 11 với chủ điểm Tôn sư trọng đạo, đây là chủ điểm gắn với nhiều HĐNGLL thiết thực như hội diễn văn nghệ, qua hoạt động này HS được rèn luyện nhiều về KNGT như tự tin hát trước đám đông, giao lưu với nhiều bạn bè. Tổ chức hội thi vẽ tranh về thầy cô, bạn bè chính là cơ hội để HS thể hiện tình cảm đối với thầy cô và bạn bè, thông qua những tác phẩm của HS, GV cho HS trình bày ý nghĩa của tranh, giúp các em phát triển kỹ năng thuyết trình. Tùy theo đối tượng HS, GV đặt ra yêu cầu cụ thể như đối với HS lớp 1,2,3 chỉ yêu cầu HS trình bày bức tranh vẽ gì? Riêng HS lớp 4,5 các em còn phải nêu lên ý nghĩa của bức tranh.
+ Tháng 12: gắn với ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, có thể tổ chức cho HS lớp1,2,3 thi hát về chú bộ đội, HS lớp 4,5 sưu tầm tư liệu và thi kể chuyện về các anh hùng cách mạng. Hoạt động này sẽ rèn luyện cho HS kỹ năng hợp tác, thuyết trình.GV nên tạo điều kiện cho tất cả đối tượng HS tham gia, giao lưu bằng nhiều hình thức, trong đó có hoạt động nhóm để HS có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, trình bày ý kiến của mình.
+ Tương tự các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức qua các ngày lễ kỉ niệm trong năm như: tháng 1với “Ngày học sinh- sinh viên Việt Nam (9-1-1950)”; tháng 2 với “Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3- 2-1930)”; tháng 3 với “Ngày Quốc tế Phụ nữ ( 8-3-1910)” và “ sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931)” ; tháng 4 với “Ngày chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam (30-4-1975), tháng 5 với “Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954)”, “Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15-5-1941)”, “ Sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5-1890”. GV
chọn lọc nội dung và hình thức phù hợp nhằm rèn KNGT cho HS khi tham gia các hoạt động.
- Hoạt động thể dục thể thao là một trong những hoạt động góp phần rèn luyện các phẩm chất của HS, ngoài việc giải trí, tăng cường sức khỏe cho HS trong những giờ học căng thẳng, nó còn là môi trường thuận lợi cho HS rèn luyện các KNS trong đó có KNGT.Trong quá trình tham gia các hoạt động thể thao, trẻ sẽ vận dụng nhiều kỹ năng giao tiếp như kết bạn thông qua các câu lạc bộ thể thao.Đồng thời HS còn được rèn tính đoàn kết,tính trách nhiệm, tinh thần đồng đội… Trong quá trình tham gia thi đấu dễ xảy ra va chạm, đây là lúc HS cần được rèn luyện văn hóa ứng xử, vận dụng kỹ năng giao tiếp vào giải quyết xung đột. Nếu không làm tốt khâu này, HS dễ dẫn đến các hành vi bạo lực. Vì thế GV phải kịp thời điều chỉnh các hành vi giao tiếp cho HS.
- Tham quan, dã ngoại là hoạt động luôn gây hứng thú và hào hứng cho HS tham gia. Thông qua hoạt động này, HS được trải nghiệm cuộc sống và rèn luyện KNS như : biết cách hỏi đường khi bị lạc đoàn, lạc nhóm ; biết cách nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ khi xảy ra tai nạn ; biết cách cầu cứu khi gặp nguy hiểm. Khi tham qua thực tế tại các miền quê , HS sẽ vận dụng khả năng giao tiếp của mình để tìm hiểu về đời sống của người dân nông thôn, HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất như trồng rau, gặt lúa, bắt cá, chăn nuôi…các em sẽ có điều kiện giao lưu với người dân,chính hoạt động này tạo cho trẻ tự rèn luyện KNGT của mình như chào hỏi, làm quen, đặt câu hỏi về những điều muốn biết, biết chia sẻ, đồng cảm và thái độ trân trọng đối với những công việc vất vả của người nông dân.
- Trong quá trình thực hiện hoạt động, GVCN là người định hướng và tổ chức cho HS tham gia, đồng thời giám sát, kiểm tra và tạo điều kiện cho HS báo cáo, trao đổi, phát biểu ý kiến và trình bày những khó khăn khi thực hiện để GVCN kịp thời điều chỉnh hoạt động.
d) Điều kiện thực hiện
- Nhà trường tạo mọi điều kiện về CSVC, trang thiết bị để tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao .
- Lên kế hoạch cụ thể các hoạt động có nội dung phù hợp và mục đích rèn luyện KNGT cho HS, để các hoạt động không bị phân tán. Các hoạt động phong phú, nhẹ nhàng để thu hút HS tham gia, tránh gây áp lực và căng thẳng cho HS.
- GV giữ vai trò chủ đạo, quan tâm, đôn đốc, tạo điều kiện cho tất cả HS tự rèn luyện. Khuyến khích và phân công HS hỗ trợ những em còn rụt rè, nhút nhát tham gia các hoạt động.
- Sau mỗi hoạt động GV có ghi nhận, đánh giá các KNGT của HS để rút kinh nghiệm cho hoạt động nối tiếp.